Vậy tôi có bị phạt gì không?
Bạn đọc Huỳnh Thủy (TP.HCM) gửi câu hỏi.
- Luật sư Tào Văn Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:
Nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản được thể hiện rất rõ tại điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo chị cho biết, chị có mượn tiền một số hàng xóm gần nhà, nay chị phải đi xa, bản thân không có ý định chiếm đoạt số tiền mà chị đã vay.
Giải pháp bỏ trốn là không thích hợp. Nếu chị đang vay mượn tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc đến thời hạn trả lại tài sản, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả thì bị xử lý hình sự tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (theo quy định tại điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung tại khoản 35 điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2017).
Mức hình phạt có thể lên đến 20 năm nếu phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận