14/11/2023 18:44 GMT+7

Nỗ lực đưa TP.HCM vào mạng lưới thành phố sáng tạo

Theo đề dẫn hội thảo của PGS.TS Nguyễn Thế Dũng - nguyên hiệu trưởng Trường đại học Văn hóa TP.HCM, "thành phố sáng tạo" là một khái niệm mới, đang được nhiều quốc gia quan tâm, thảo luận, thay đổi và bổ sung.

Thạc sĩ Phạm Bình An - phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM - Ảnh: THÁI THÁI

Thạc sĩ Phạm Bình An - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - Ảnh: THÁI THÁI

"Thành phố sáng tạo được hiểu là một nơi có nguồn tài nguyên chính là tính sáng tạo của người dân, đó là tài nguyên quan trọng, tạo ra của cải cho thành phố và xã hội" - ông Dũng nói.

TP.HCM có tiềm năng

UNESCO đã thành lập mạng lưới Thành phố sáng tạo từ năm 2004, nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các thành phố, xem sáng tạo là động lực và yếu tố chiến lược cho sự phát triển bền vững trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.

Tính đến nay, mạng lưới Thành phố sáng tạo đã có ở hàng trăm nơi trên thế giới, các lĩnh vực được tập trung phát triển là thiết kế, văn học, âm nhạc, thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, ẩm thực, điện ảnh và nghệ thuật truyền thông.

Tại Việt Nam, UNESCO đã công nhận Hà Nội là Thành phố sáng tạo trên lĩnh vực thiết kế vào năm 2019. 

Sau đó đến tháng 10-2023, UNESCO công nhận Hội An và Đà Lạt là Thành phố sáng tạo lần lượt ở các lĩnh vực thủ công, nghệ thuật dân gian và âm nhạc.

TP.HCM là một trong những địa phương tiếp theo có tiềm năng phát huy sáng tạo để phát triển bền vững và tham gia vào mạng lưới Thành phố sáng tạo của UNESCO.

Đặc biệt, TP.HCM đã xây dựng kế hoạch gia nhập mạng lưới Thành phố sáng tạo trên lĩnh vực điện ảnh vì nhận thấy đây là một trong những lợi thế, ưu điểm của ngành công nghiệp văn hóa tại TP.

Trong hội thảo vào ngày 14-11, các đại biểu đã cùng đưa ra những kinh nghiệm, tư vấn lựa chọn lĩnh vực, hạng mục, thế mạnh để xây dựng hồ sơ Thành phố sáng tạo. Đồng thời, đánh giá tiềm năng và khả năng phát triển nhiều nguồn lực văn hóa tại TP.HCM trong tương lai.

Theo thạc sĩ Phạm Bình An - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, sắp tới sẽ có thêm nhiều buổi tọa đàm để lắng nghe thêm ý kiến của đại biểu, từ đó rút ra kết luận chắc chắn, không cảm tính trong việc định hướng đăng ký Thành phố sáng tạo.

Ngày 14-11, tại Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM diễn ra hội thảo Phát huy các nguồn lực văn hóa để xây dựng và phát triển Thành phố sáng tạo của TP.HCM.

Sự kiện do Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM và Trường đại học Văn hóa TP.HCM đồng tổ chức.

Chú ý hoạt động biểu diễn nghệ thuật sân khấu

Là một trong những người báo cáo tham luận, đạo diễn, nhà báo Thanh Hiệp nêu lên một số ý kiến về hoạt động biểu diễn nghệ thuật sân khấu tại TP.HCM.

Đạo diễn, nhà báo Thanh Hiệp - Ảnh: THÁI THÁI

Đạo diễn, nhà báo Thanh Hiệp - Ảnh: THÁI THÁI

Ông nhận định trong 15 năm qua, lĩnh vực văn học - nghệ thuật của cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng đạt được những kết quả tích cực.

Các lĩnh vực, ngành nghệ thuật đều có những tác phẩm với chất lượng tốt, mang nhiều giá trị tư tưởng, nghệ thuật, tiếp tục khơi thông dòng chảy của chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với dân tộc.

"Nội dung sáng tạo, phương thức biểu hiện có nhiều tìm tòi, đổi mới, đa dạng, hiện đại hơn. 

Từ đó cho thấy thời cơ rất tốt để TP.HCM hướng đến chiến lược xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo và có nền tảng để gia nhập mạng lưới của Thành phố sáng tạo", ông Hiệp nói.

Cảnh trong vở "Đêm trước ngày hoàng đạo" diễn ra tại Nhà hát Trần Hữu Trang. Từ trái qua: nghệ sĩ Tiến Phước, NSƯT Thoại Mỹ và Thanh Đông - Ảnh: LINH ĐOAN

Cảnh trong vở "Đêm trước ngày hoàng đạo" diễn ra tại Nhà hát Trần Hữu Trang. Từ trái qua: nghệ sĩ Tiến Phước, NSƯT Thoại Mỹ và Thanh Đông - Ảnh: LINH ĐOAN

Tuy nhiên, ông Hiệp cho rằng trong quá trình phát triển của đời sống sân khấu TP.HCM thời gian qua: "Hiện các rạp hát trước đây để lại đã dần biến mất, thay vào đó là một số địa chỉ bị thay đổi công năng, hoặc tham gia các dự án liên kết kinh tế rồi "đắp chiếu" để đó. Trong khi hoạt động biểu diễn của nghệ thuật sân khấu thì không có rạp để sáng đèn.

Một số nhà hát được xây mới như Hòa Bình, Bến Thành, Trần Hữu Trang cũng đã bắt đầu xuống cấp, hệ thống âm thanh, ánh sáng quá cũ, giảm thu hút công chúng đến với nghệ thuật biểu diễn sân khấu.

Bên cạnh đó còn có những bất cập trong chính sách đào tạo, định hướng sáng tác, dàn dựng theo đúng phong cách của mỗi sân khấu...".

UNESCO và SOVICO hợp tác xây dựng thành phố sáng tạo và phát triển du lịch bền vữngUNESCO và SOVICO hợp tác xây dựng thành phố sáng tạo và phát triển du lịch bền vững

Ngày 5-11, Tập đoàn SOVICO và UNESCO đã ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án 'Kết nối các di sản thế giới và thành phố sáng tạo được UNESCO công nhận ở Việt Nam'.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên