Thủ tướng đồng ý mở rộng sân bay quốc tế Đà NẵngNợ công sắp tới “lằn ranh đỏ”Thủ tướng lo nợ công tăng
Chi tiêu ngân sách cần ưu tiên cho cái cần thiết. Trong ảnh: cầu treo cũ nát ở bản Khôn Đôi (xã Bản Bo, Tam Đường, Lai Châu). Đã ba năm nay người dân xin làm cây cầu treo mới nhưng vẫn chưa thấy đâu - Ảnh: Tiến Long |
"Ở châu Âu không ít nước vô phúc vượt qua “lằn ranh đỏ nợ công” mấy năm nay phải “đóng băng” mọi phúc lợi, thậm chí cắt lương và cả lương hưu...! Càng nợ chồng chất, càng cắt giảm phúc lợi xã hội để trả nợ!" |
Sửng sốt là phải, do lẽ người dân không thấy hình bóng mình trong suốt cái sự vay “hổng biết từ hồi nào mà giờ phải trả dữ vậy?”!
Đã đành chuyện Nhà nước vay hay bảo lãnh vay là chuyện vĩ mô, song người dân, vốn “đồng chi trả” (nợ) bằng tiền thuế, phí, cũng cần được nhìn thấy mình ở đâu trong việc sử dụng, thụ hưởng các lợi ích từ các món vay đó.
Người dân ở đâu cũng thế, từ đông sang Tây, luôn đặt câu hỏi: “Nhà nước làm gì với những khoản tiền thu được?”. Hai giáo sư kinh tế học J.Bremond và A.Geledan đã phân tích rất “bình dân” như thế từ năm 1981.
Hai tác giả này cũng chỉ ra rằng xây dựng ngân sách luôn phải trả lời một số câu hỏi như: Thu thuế bao nhiêu để thỏa mãn một số nhu cầu nào đó của các công dân?
Trong những lĩnh vực nào Nhà nước vẫn cứ phải thay cho thị trường? Móc tiền từ túi nào và hậu quả của việc đó ra sao? Ngân sách này có tạo thuận lợi cho nhóm này hay nhóm kia không, có nghiêng về một quan niệm xã hội nào đó hay không? Các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có được đối xử như nhau không trong việc thụ hưởng ngân sách đó?...
Thành ra, nhìn vào kế hoạch vay mới, như bảo lãnh cho hai Ngân hàng Phát triển VN và Ngân hàng Chính sách xã hội VN, phát hành trái phiếu lần lượt 40.000 tỉ đồng và 15.492 tỉ đồng, người dân không thể không muốn biết sẽ được gì từ cái sự vay đó!
Đó không phải là tò mò, mà là lẽ thông thường bắt buộc khi người dân luôn thực thi nghĩa vụ đóng thuế và phí sớm để Nhà nước chi tiêu và trả nợ. Đơn giản là ở đâu cũng thế, người dân đều nghĩ ngợi về “điểm đến” của đồng thuế, phí họ đã đóng.
Nhất là khi người dân đã được giáo dục tuyên truyền đủ để hiểu rằng khi đóng đủ thuế và phí, chính là “hoàn thành nghĩa vụ và quyền lợi” của mình, để rồi sẽ được nhận những dịch vụ công và phúc lợi xã hội tương xứng của Nhà nước.
Thế nhưng, chất lượng các phúc lợi xã hội đó ra sao lại không tương xứng với nghĩa vụ đã đóng góp. Không khó hiểu tại sao vấn nạn bệnh viện quá tải cứ nan giải.
Khi ngân sách quốc gia cân bằng, ngân sách dành cho phúc lợi xã hội và dịch vụ công phục vụ dân sinh vốn thuộc chức trách bảo hộ của Nhà nước (fonction tutélaire) dễ dàng cân bằng với ngân sách dành cho chức trách chủ quyền của Nhà nước (fonction régalienne) liên quan đến an ninh, quốc phòng, ngoại giao...
Thế nhưng một khi ngân sách quốc gia bị mất cân đối và ngày càng phải trả nợ nhiều hơn thì ở đâu cũng thế, các khoản chi cho dân sinh thường được ưu tiên cắt giảm!
Trong kế hoạch vay và trả nợ còn thấy dự toán phải vay thêm trong nước 367.000 tỉ đồng, cùng 4.520 triệu USD vay nước ngoài và dự trù “cơ chế mở rộng diện cho vay lại từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ cho các chính quyền địa phương để nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của địa phương, đồng thời bảo đảm công bằng giữa các địa phương”.
Riêng vế “nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của địa phương”, xin được phép băn khoăn qua thí dụ của một dự án xây cầu ở thành phố nọ: định bỏ ra 30 triệu USD để xây cầu cho người đi bộ!
Cái cách suy nghĩ và thói quen sử dụng ngân sách như thế là điều cần chấm dứt để có thể hướng đến một mai giảm nợ. Dẫu sao, thành phố này cũng đã tổ chức lấy ý kiến dân chúng và giới chuyên môn, để dân biết, dân bàn trước khi làm hay không làm.
Nếu đã có một “kế hoạch trả nợ và vay mới”, cũng mong có một kế hoạch “tiến tới bớt vay nợ” bằng việc xác định các loại ưu tiên chi tiêu khi xây dựng ngân sách.
Như nhà kinh tế học Jacques Attali đã phân ra năm bậc thang ưu tiên: cái gì không thiếu được, cái cần thiết, cái hữu ích -trước khi ngó đến cái thoải mái và cái xa xỉ- cho đại đa số của 90 triệu người dân này,
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận