|
Lính công binh đào đường hầm xuyên khu vực hầm sập để tiếp cận nạn nhân - Ảnh: MAI VINH |
Từ thời khắc này, hàng trăm người thuộc nhiều lực lượng khác nhau tranh thủ ngày đêm, từng phút giây tìm cách giải cứu những công nhân bị nạn, những người đang bị tử thần rình rập. Trong cuộc giải cứu, những người lính công binh thuộc Lữ đoàn 293 (Bộ Tư lệnh Công binh) đã trở thành chủ công.
Nhiều hi vọng đã đặt lên vai những người lính này. Đối với 12 nạn nhân, những ngày giờ sống trong hầm tối trước khi được giải thoát là khoảng thời gian khủng khiếp khi họ phải đối mặt với bóng tối, không khí lạnh ẩm. Đặc biệt là sự hoảng loạn do phải đối mặt với một tình huống nguy cấp mà chưa bao giờ được chuẩn bị.
Ngay trong ngày đầu tiên của vụ sập hầm, lực lượng cứu hộ đã khoan một lỗ đưa ống có đường kính 6 cm để bơm sữa và cháo tiếp tế cho công nhân trong hầm. Những ngày sau công tác cứu hộ diễn ra chậm chạm do các giải pháp do Ban chỉ huy cứu hộ đưa ra đều gặp bế tắc.
Chiều ngày 18-12, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải thị sát tình hình, đồng ý cho lực lượng công binh Lữ đoàn 293 (Bộ tư lệnh Công binh) đào hầm xuyên khu vực bị sập. Đường hầm này được mở cạnh với đường hầm do lực lượng cứu hộ của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam.
Lực lượng công binh vào cuộc với kinh nghiệm tác chiến thường xuyên ở những nền đất yếu, đường hầm cát lún mở ra hi vọng mới cho cuộc giải cứu - chiến đấu khốc liệt với tử thần. Và từ đường hầm xuyên thủng khu vực bị sập của công binh, khoảng 16g25 ngày 19-12, những nguời lính đã tiếp cận được nơi các công nhân gặp nạn và 12 người đều được cứu sống.
|
Sơ đồ vị trí với hai đường hầm cứu nạn do Lữ đoàn công binh 293 (Binh chủng Công binh) thực hiện cứu hộ 12 công nhân bị mắc kẹt trong đường hầm trong vụ sập đường hầm thủy điện Đạ Dâng (H. Lạc Dương, Lâm Đồng) vào ngày 16-12-2014. Đồ họa: Như Khanh.
|
Chiến thắng của những người lính công binh sớm hơn dự định đã khiến tất cả ngỡ ngàng, vỡ oà. Nữ nạn nhân duy nhất bị mắc kẹt là chị Đặng Thị Hồng Ngọc tâm sự sau khi được giải cứu: “Những người lính đã xuất hiện đúng lúc tất cả những công nhân gặp nạn đã tuyệt vọng.
Bên trong hầm sập, nước đã ngập ngang cổ những người bị nạn. Mọi người đã lặng lẽ chờ đợi cho một cái chết”. Khi cùng gia đình đến nơi đóng quân của những người lính công binh để cảm ơn, Ngọc xúc động chia sẻ: “Những người lính đã tặng cho chúng tôi, những người công nhân gặp nạn, mạng sống này”.
|
Lực lượng cứu hộ của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam khoan đá để mở một đường hầm theo hướng khác tìm cách giải cứu nạn nhân - Ảnh: MAI VINH |
|
Lực lượng công binh diễn tập phương án sơ cấp cứu nạn nhân bị thương - Ảnh: MAI VINH |
|
Để có thể ứng phó với việc cứu hộ khẩn trương từng phút, mọi sinh hoạt của lính công binh diễn ra ngay tại hiện trường vụ sập hầm - Ảnh: MAI VINH |
|
Giấc ngủ vội của lính bên trong thùng xe - Ảnh: MAI VINH |
|
Những thau đất cuối cùng được chuyển ra ngoài để hoàn tất đường hầm cứu hộ giải cứu công nhân mắc nạn - Ảnh: MAI VINH |
|
Nạn nhân nữ duy nhất Đặng Thị Hồng Ngọc được đưa ra khỏi đường hầm, khi đưa đên gần địa điểm cứu thương thì chị Ngọc ngất xỉu - Ảnh: MAI VINH |
|
Một nạn nhân ngất xỉu ngay khi được lực lượng cứu hộ đưa ra khỏi khu vực bị nạn - Ảnh: MAI VINH |
|
Đến khi đưa được nạn nhân cuối cùng đến khu vực an toàn, những người lính trực tiếp tham gia cuộc giải cứu mới hò reo ăn mừng chiến thắng - Ảnh: MAI VINH |
|
Đồng đội chia vui với thiếu tá Nguyễn Hồng Sơn, một trong những người chỉ huy đào đường hầm cứu hộ - Ảnh: MAI VINH |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận