24/07/2023 08:35 GMT+7

Những kỷ niệm tiêm chủng khó quên

Tôi nhớ rất rõ hồi tôi lên 9 tuổi tức là năm 1995, khi đó tôi học lớp 4 tiểu học. Ở cái tuổi ham chơi hơn ham học và sống vô tư nhất cuộc đời, tôi đã có lần tiêm chủng nhớ mãi trong cuộc đời.

Trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, học sinh tiểu học… nên tiêm phòng ngừa các dịch bệnh

Trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, học sinh tiểu học… nên tiêm phòng ngừa các dịch bệnh

Hôm đó vào tháng 5-1995, khi mà tôi đang đi học nhưng trong người hơi sốt nhẹ và cảm giác khá khó chịu thì cô giáo chủ nhiệm và tất cả các bạn học sinh lớp tôi lên Trạm y tế xã Chương Dương để tiêm chủng cho học sinh ngăn ngừa dịch bệnh sởi, để nâng cao sức đề kháng cho mỗi người.

Cô nói bệnh sởi là bệnh nguy hiểm mang tính toàn cầu, ai cũng có thể mắc và cần phòng bệnh nên việc tiêm chủng mở rộng là tiêm vắc xin sởi cho mỗi người, để người đó có được kháng thể phòng trừ dịch bệnh.

Chao ôi! Khi nghe đến tiêm là tôi sợ lắm vì từ khi tôi biết nhận thức thì chưa tiêm bao giờ. Xem những cảnh tiêm trên tivi, các cô điều dưỡng tiêm cho người bệnh tôi đã sợ rúm cả người, huống chi tôi lại đang khá mệt mỏi và đầu khá nóng. 

Nhìn thấy tôi với đôi mắt mệt mỏi, da dẻ xanh xao, cô giáo chủ nhiệm khá lo lắng. Cô nói: "Nếu em đi tiêm phòng sởi cùng các bạn là điều tốt, nếu trong người thấy mệt mỏi, sức khỏe chưa cho phép thì hôm khác. Tiêm phòng sởi cho cá nhân và vì sức khỏe của chính em".

Thật sự trong đầu tôi nhìn tới cảnh các bác sĩ cầm tay người bệnh lên gí mũi kim tiêm tôi thực sự rất sợ, tâm lý hoang mang tột độ. Cứ nghĩ và liên tưởng tới viễn cảnh tiêm là tôi đơ hết cả người, rùng mình sợ hãi mồ hôi vã ra như tắm, trong đầu trống rỗng hiện lên biết bao suy nghĩ âu lo muộn phiền, thậm chí là khóc thét nước mắt tuôn rơi. 

Nó giống như con người ta đi vào đường cùng không lối thoát, sự bế tắc tột độ lại nghe thấy bạn bè bảo tiêm là bác sĩ, y tá gí mũi kim vào tay đau lắm, nghĩ thế tôi càng sợ hãi đến sởn gai ốc.

Khi tôi đang nghe cô giáo chủ nhiệm nói cùng những liên tưởng tới cảnh tiêm và sợ hãi thì bạn Giang, lớp trưởng lớp 4A Trường tiểu học Chương Dương của chúng tôi, đến vỗ vai tôi và nói: "Bạn đừng sợ, bạn trai phải mạnh mẽ lên, không có gì phải sợ hết, có gì tớ sẽ ở ngay cạnh động viên bạn".

Nhìn bạn nữ lớp trưởng với ánh mắt trìu mến, thân thương động viên, nó như tiếp cho tôi một sức mạnh gì đó khủng khiếp để chiến thắng cái tôi, ẩn đi nỗi sợ hãi khi nghe nhắc tới từ tiêm bao lâu nay mà tôi không dám đấu tranh cho sự vô thức trong tâm trí mình. 

Trong đầu tôi hiện lên suy nghĩ: tôi là con trai, không thể yếu đuối sợ hãi tiêm chủng được. Các bạn nữ còn làm được huống chi một nam nhi như tôi. Tôi không thể thua các bạn nữ được. Dù mệt mỏi, sợ hãi nhưng tôi nhất quyết hôm nay đi tiêm phòng sởi như tất cả các bạn bè trong lớp.

Thế là hôm đó tôi đã chiến thắng được sự sợ hãi tiêm từ bao lâu nay ẩn trong mình, ẩn trong tâm tư suy nghĩ của một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên như bao đứa trẻ khác. 

Tôi được bạn bè, đặc biệt là bạn Giang lớp trưởng ân cần, động viên giúp đỡ nhiệt tình lúc tiêm nên không cảm thấy sợ hãi hay đau đớn trong quá trình tiêm và cảm giác thật nhẹ nhàng, dễ chịu như tôi đã chiến thắng một trận chiến rất quan trọng trong cuộc đời của một đứa trẻ. 

Mong mọi người, đặc biệt là trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, học sinh tiểu học… nên tiêm phòng ngừa các dịch bệnh theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mong tất cả mọi người đều mạnh khỏe, hạnh phúc mai sau. Gần 30 năm đã qua, kỷ niệm ngày ấy vẫn còn mãi trong tôi.

Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể

Báo Tuổi Trẻ với sự đồng hành của Hệ thống tiêm chủng VNVC đang tổ chức cuộc thi viết "Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể". Đây là cơ hội để mọi người chia sẻ câu chuyện của mình, truyền cảm hứng và nâng cao ý thức về tầm quan trọng của tiêm chủng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ban tổ chức cho biết cuộc thi mở cho tất cả mọi người từ 6 tuổi trở lên, không giới hạn quốc tịch hay nghề nghiệp. Cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ và Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) được phép viết bài để hưởng ứng cuộc thi nhưng không được chấm giải.

Đơn vị đồng hành nhận thấy có nhiều bạn đọc quan tâm đến cuộc thi, đặc biệt là cán bộ nhân viên của VNVC và báo Tuổi Trẻ đã hưởng ứng tham gia tích cực.

Đơn vị đồng hành quyết định trao tặng 2 phần quà nhằm khích lệ tinh thần tham dự của các cán bộ nhân viên tham gia tích cực hưởng ứng cuộc thi viết, trong đó có 1 phần quà dành cho cán bộ nhân viên của VNVC và 1 phần quà dành cho cán bộ nhân viên của báo Tuổi Trẻ.

Về dung lượng, tác phẩm dự thi là bài viết ngắn bằng tiếng Việt, tối đa 800 từ, khuyến khích tác phẩm có hình ảnh, chùm ảnh hoặc video clip minh họa.

Nội dung là một câu chuyện liên quan đến chủ đề "tiêm chủng" và tầm quan trọng của tiêm chủng trong việc duy trì, nâng cao sức khỏe cộng đồng, như kỷ niệm đẹp về tiêm chủng của bạn hoặc người thân;

Kỷ niệm về việc bạn đã cân nhắc lý do và đưa ra quyết định tiêm chủng; Cảm nhận và trải nghiệm cá nhân trong, sau khi tiêm chủng hoặc những ảnh hưởng của tiêm chủng đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng xung quanh.

Người tham gia có hai cách để nộp bài viết dự thi: Gửi email đến địa chỉ tiemngua@tuoitre.com.vn. Trong email, cần cung cấp thông tin cá nhân đầy đủ: tên, tuổi, quốc gia, địa chỉ email, số tài khoản và số điện thoại liên lạc; Hoặc vào chuyên trang của cuộc thi ở địa chỉ tuoitre.vn, sau đó điền thông tin và tải file chứa bài dự thi theo yêu cầu.

Những tác phẩm dự thi tốt sẽ được ban tổ chức chọn lựa, đăng tải trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ (bài được chọn đăng không đồng nghĩa là bài sẽ đoạt giải). Thời gian nhận bài viết: Ngày 10-6 đến 30-7-2023, bất kỳ tác phẩm nào gửi sau thời hạn này 30-7-2023 sẽ không được xem xét.

Các tác phẩm dự thi sẽ được đánh giá bởi ban giám khảo gồm các chuyên gia y tế, nhà báo, nhân vật có tầm ảnh hưởng xã hội.

Giải thưởng gồm 2 giải đặc biệt trị giá 30 triệu đồng/giải; 10 giải nhất trị giá 10 triệu đồng/giải; 15 giải nhì (5 triệu đồng/giải); 20 giải ba và 100 giải khuyến khích.

Tiêm chủng - Kỉ niệm khó quên - Ảnh 3.

Những ca bệnh hiểm nghèo có thể phòng tránhNhững ca bệnh hiểm nghèo có thể phòng tránh

Chuyện cách đây hơn mười năm trước - vào năm 2010, khi đó tôi chưa kết hôn. Bé B.Q. (4 tuổi, con chị L.M., một đồng nghiệp làm cùng công ty tôi, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Bình Dương) bị sốt, co giật rồi được chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên