Ngày 14-4, Schneider Electric - tập đoàn công nghệ hàng đầu toàn cầu về chuyển đổi số, quản lý năng lượng và tự động hóa - tổ chức hội nghị Innovation Day 2023, với chủ đề "Dẫn lối phát triển công nghiệp bền vững tại Việt Nam".
Tại hội nghị, nhiều giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững cùng tăng trưởng lợi nhuận đã được các diễn giả giới thiệu.
Ông Đồng Mai Lâm - tổng giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia - chỉ ra 3 xu hướng công nghệ mới được dự đoán sẽ tạo ra cách mạng công nghiệp trong tương lai.
Theo ông Lâm, tự động hóa đứng đầu trong danh sách này. Trong tự động hóa, xu hướng mới nhất hiện nay là xây dựng metaverse (vũ trụ ảo). Không gian vũ trụ ảo cho phép người dùng tương tác đa chiều, sinh động, trực quan với thông tin, dữ liệu qua thiết bị công nghệ cao.
Nhờ đó, metaverse cho phép người dùng có thể hình dung, phân tích, mô phỏng và dự đoán tương lai. Điều này cung cấp cho doanh nghiệp thông tin chi tiết để có thể thiết kế thông minh và vận hành tốt hơn.
Thứ hai: Kết hợp năng lượng, tự động hóa và phần mềm. Cụ thể, phần mềm sẽ đóng vai trò nền tảng giúp doanh nghiệp tối ưu năng lượng, nguồn lực, giảm chi phí vận hành. Nếu thời đại trước, phần cứng là yếu tố tạo nên cách mạng công nghiệp thì hiện tại phần mềm mới là yếu tố cốt lõi thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của doanh nghiệp.
Tự động hóa mở: Đây là bước nhảy lớn tiếp theo cho ngành tự động hóa. Suốt nhiều thập kỷ qua, các công ty đang sử dụng hệ thống tự động hóa khép kín. Hệ thống khép kín được lập trình chỉ tương thích với một hoặc một số phần cứng nhất định. Chỉ cần thay đổi thiết kế phần cứng sẽ dẫn tới việc phải hiệu chỉnh hoặc thậm chí lập trình lại toàn bộ ứng dụng.
Tuy nhiên, tự động hóa mở lấy phần mềm làm trung tâm, phần mềm này dễ dàng tương thích với các cải tiến phần cứng ở thế hệ tiếp theo trong toàn bộ vòng đời.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận