Nhật Bản thành lập lực lượng thường trực bảo vệ SenkakuTrung Quốc bác ý kiến Nhật Bản về quần đảo tranh chấpĐoạn kết đẹp cho mối tình Trung - Nhật
Phóng to |
“Chúng tôi có những biện pháp đối phó sẵn sàng tương thích với các tiêu chuẩn toàn cầu”, ông Onodera nói trong một cuộc họp báo ở Hong Kong, theo báo Asahi Shimbun. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản từng nổ súng cảnh cáo vào năm 1987 khi một chiếc máy bay viễn thám Tu-16 của Liên Xô bay vào vùng trời nước này trên đảo Okinawa.
Luật tổ chức lực lượng phòng vệ cho phép bộ trưởng quốc phòng ra lệnh quân đội bắt buộc máy bay nước ngoài bay vào không phận Nhật Bản phải rời đi. Lực lượng phòng vệ đã công bố quy trình cho các phi công, đầu tiên là gửi đi tín hiệu vô tuyến cảnh báo, sau đó là tín hiệu bằng hình ảnh thông qua chuyển động của máy bay và cuối cùng là nổ súng.
Trước đó ngày 7-1, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói quân đội “không nhất thiết phải bắn hạ” một máy bay nước ngoài nếu họ không tuân theo cảnh báo. Các tàu và máy bay của Trung Quốc liên tục đi vào vùng biển và vùng trời quần đảo tranh chấp mà Nhật gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, từ tháng 9-2012, khi Tokyo quốc hữu hóa ba đảo của quần đảo này.
Đáp lại tuyên bố của ông Onodera, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói ngày 16-1 rằng Trung Quốc “cảnh giác cao độ trước những leo thang của Nhật Bản ở đảo Điếu Ngư”. “Trung Quốc đã ghi chú những tin tức (về tuyên bố của ông Onodera). Việc các tàu và máy bay của Chính phủ Trung Quốc thực hiện những chuyến tuần tra qua vùng biển và vùng trời quần đảo này là bình thường theo quyền tài phán của Trung Quốc”, China Daily dẫn lời ông Hồng Lỗi. Ông cũng nói Trung Quốc phản đối việc các máy bay và tàu của Nhật Bản vào vùng biển và không phận đảo.
Phản ứng trước việc Chính phủ Nhật Bản cân nhắc bắn súng cảnh cáo, báo Sankei ngày 16-1 trích lời thiếu tướng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc Bành Quang Khiêm tuyên bố: “Chỉ cần Nhật Bản bắn một phát đạn thì điều này có nghĩa là Tokyo đã khai chiến. Trung Quốc không thể chờ đến phát đạn thứ hai mà sẽ lập tức phản công”.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ đề xuất xin thêm tiền trong năm tài khóa tiếp theo để nghiên cứu ý tưởng lắp đặt rađa di động và hệ thống thông tin liên lạc ở quần đảo Senkaku. Hiện Nhật Bản cũng đang xem xét đồn trú cố định các máy bay phản lực chiến đấu F-15 ở đảo Shimoji, một đảo nhỏ ở biển Hoa Đông gần quần đảo tranh chấp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận