3. Yêu cầu tuyển dụng nhân viên tư vấn tuyển sinh
3.1 Yêu cầu về bằng cấp
Tư vấn tuyển sinh là một ngành nghề có nhu cầu cao ngày nay và các yêu cầu tuyển dụng cũng không quá khắt khe. Vì vậy, cơ hội cho những bạn trẻ muốn ứng tuyển vào vị trí này là rất lớn. Cụ thể, để làm việc ở vị trí này, ứng viên cần đáp ứng một số tiêu chuẩn sau:
● Có bằng cao đẳng/đại học trở lên và đã có kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ khách hàng, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến giáo dục trước đó.
● Nếu bạn ứng tuyển tại các trung tâm ngoại ngữ thì cần có chứng chỉ ngoại ngữ tương ứng. Ví dụ bạn ứng tuyển làm nhân viên tư vấn tuyển sinh tại trung tâm dạy tiếng Hoa thì cần có chứng chỉ HSK,...
3.2 Yêu cầu về kiến thức chuyên môn
Do chuyên viên tư vấn tuyển sinh là người đại diện cho các tổ chức giáo dục nên không được thiếu kiến thức chuyên môn. Để trở thành một nhân viên tư vấn giỏi, bạn phải có các kiến thức như:
● Kiến thức về sản phẩm/dịch vụ của cơ sở: Các khóa học, chương trình đào tạo, học phí, các sự kiện đang diễn ra,..
● Nắm vững quy trình tư vấn tuyển sinh.
● Hiểu biết về thủ tục và hồ sơ nhập học.
3.3 Yêu cầu về kỹ năng
Như đã đề cập, công việc tư vấn tuyển sinh không yêu cầu quá cao về bằng cấp, tuy nhiên việc tuyển dụng nhân viên tư vấn tuyển sinh sẽ chú ý hơn về mặt kỹ năng và kinh nghiệm. Theo CareerBuilder tìm hiểu, hầu hết các trung tâm giáo dục đều đòi hỏi một số kỹ năng cơ bản như dưới đây.
Nhân viên tư vấn tuyển sinh cần kỹ năng gì? - Ảnh: Internet.
3.3.1 Kỹ năng lắng nghe và giao tiếp
Lắng nghe khách hàng là một kỹ năng đơn giản nhưng nhiều chuyên viên tư vấn tuyển sinh lại bỏ qua bước cơ bản này. Lắng nghe tâm sự của khách hàng có thể giúp bạn hiểu được tâm lý sau đó đưa ra những thông tin, tư vấn phù hợp để khách hàng luôn hài lòng.
Đừng chỉ nói về thông tin bạn muốn cung cấp mà hãy tương tác với khách hàng và lắng nghe để khách hàng cảm thấy được tôn trọng và tin tưởng bạn hơn. Lắng nghe chân thành, sử dụng giao tiếp bằng mắt và ngôn ngữ cơ thể để họ thấy rằng bạn đang chăm chú lắng nghe. Nếu khách hàng còn rụt rè và ít nói, hãy đặt những câu hỏi mở để giúp họ chia sẻ mong muốn của mình.
3.3.2 Kỹ năng thích ứng linh hoạt
Tất cả các khách hàng đều có cá tính và nhu cầu khác nhau. Là một chuyên viên tư vấn tuyển sinh, bạn phải luôn sẵn sàng tiếp nhận và hỗ trợ những khách hàng khó tính nhất. Khi xảy ra những tình huống không lường trước thì đây sẽ là cơ hội để bạn thể hiện trình độ và kỹ năng của mình.
Khi đối mặt với đòi hỏi khách hàng khó tính và tình huống bất ngờ, bạn cần bình tĩnh và cẩn trọng để phân tích vấn đề và tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất. Tránh những va chạm gây ra hậu quả không đáng có.
3.3.3 Kỹ năng thấu hiểu tâm lý
Thấu hiểu tâm lý khách hàng là phương pháp bán hàng hiệu quả nhất - Ảnh: Internet.
Tìm hiểu nhu cầu và tâm lý khách hàng luôn là một phần quan trọng trong chiến lược chinh phục khách hàng. Bởi vì mọi khách hàng đều mong muốn được thấu hiểu nhu cầu của bản thân. Hiểu khách hàng giúp nhà tư vấn tìm ra giải pháp làm hài lòng khách hàng nhất.
3.3.4 Kỹ năng quản lý thời gian
Một lịch trình làm việc khoa học sẽ giúp bạn tích lũy thời gian phù hợp để đảm bảo phục vụ mọi khách hàng của mình một cách nhanh nhất. Đây là kỹ năng cần có cho bất kỳ công việc nào: Marketing, Công nghệ thông tin, Thiết kế đồ họa và đặc biệt là ngành dịch vụ tư vấn tuyển sinh. Vì biết đâu trong khoảng thời gian làm việc không hiệu quả, bạn đã bỏ lỡ bao nhiêu khách hàng tiềm năng?
3.3.5 Kỹ năng phân tích và đánh giá tình hình
Tư vấn sai chuyên ngành cho học viên là sai lầm thường thấy - Ảnh: Internet.
Quá trình tư vấn tuyển sinh đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về dịch vụ do nhân viên tư vấn cung cấp. Một sai lầm phổ biến của đội ngũ tư vấn tuyển sinh là tư vấn sai chuyên ngành so với sở thích và nhu cầu của học viên. Khi điều không mong muốn này xảy ra, khả năng đánh giá tình hình và đưa ra giải pháp hợp lý sẽ giúp nhân viên tư vấn gỡ rối tình hình.
3.3.6 Kỹ năng thuyết phục
Bạn không nên chỉ tập trung vào khóa học muốn bán mà cần quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, hỗ trợ nhiệt tình và tận tâm giải đáp thắc mắc sẽ thuyết phục khách hàng hiệu quả hơn. Thông cảm với khách hàng của bạn và không ép họ tham gia khóa học mà bạn tư vấn.
Tuy nhiên, hãy đưa ra lời khuyên về lợi ích của khóa học, lịch trình học phù hợp,... để khéo léo thuyết phục họ. Khi khách hàng tìm đến bạn thì chắc chắn họ đều có nhu cầu. Chỉ cần bạn khéo léo thuyết phục để tạo dựng niềm tin thì chắc chắn bạn sẽ có được cái "gật đầu" của khách hàng.
4. Lương nhân viên tư vấn tuyển sinh bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương trung bình của nhân viên viên tư vấn tuyển sinh là khoảng 8 triệu đồng/tháng. Mức lương khởi điểm sẽ dao động từ 6 – 7 triệu đồng/tháng.
Mức lương khởi điểm của chuyên viên tư vấn tuyển sinh khá cao - Ảnh: Internet.
Tuy nhiên, thu nhập vị trí này có thể lên đến 10 triệu đồng/tháng tùy theo kinh nghiệm làm việc và quy mô công ty bạn ứng tuyển. Bạn có thể tham khảo chi tiết mức lương ở các doanh nghiệp đang tuyển dụng việc làm nhân viên tư vấn tuyển sinh tại Careerbuilder.vn để biết thêm thông tin nhé!
5. Tìm việc làm nhân viên tư vấn tuyển sinh
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của ngành kinh doanh dịch vụ giáo dục, nhu cầu tuyển dụng chuyên viên tư vấn tuyển sinh tại các trung tâm, trường phổ thông, đại học, trung tâm dạy nghề,… ngày một tăng cao, kể cả sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm cũng có thể ứng tuyển.
Để tìm việc làm nói chung và việc làm nhân viên tư vấn tuyển sinh nói riêng, ứng viên có thể truy cập trang tuyển dụng của CareerBuilder để cập nhật các thông tin tuyển dụng mới nhất.
Trên đây CareerBuilder đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi nhân viên tư vấn tuyển sinh cần kỹ năng gì, công việc của nhân viên tư vấn tuyển sinh là gì. Hy vọng những thông tin này sẽ trở thành tư liệu hữu ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu và tìm kiếm việc làm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận