25/09/2022 10:45 GMT+7

Nhạc kịch Rồi tôi sẽ lớn: Hàn gắn cha mẹ và con cái tuổi mới lớn

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Tối 24-9, Nhà hát Tuổi Trẻ vừa công diễn vở nhạc kịch Rồi tôi sẽ lớn, đạo diễn Lê Ánh Tuyết dựng từ kịch bản của anh Chánh Văn - chuyên gia giải đáp tâm lý cho lứa tuổi mới lớn nổi tiếng trên báo Hoa Học Trò.

Nhạc kịch Rồi tôi sẽ lớn: Hàn gắn cha mẹ và con cái tuổi mới lớn - Ảnh 1.

Rồi tôi sẽ lớn có âm nhạc sôi động và vũ đạo đẹp mắt - Ảnh: Nhà hát Tuổi Trẻ

Đây được coi là vở nhạc kịch đầu tiên về tâm lý phức tạp của lứa tuổi dậy thì trình diễn trên sân khấu Nhà hát Tuổi Trẻ và là vở nhạc kịch thứ ba trong vòng vài năm qua của đạo diễn, NSƯT Lê Ánh Tuyết, sau vở Trại hoa vàng và Bầy chim thiên nga.

Ấp ủ dựng nhạc kịch để hàn gắn những đứt gãy giữa cha mẹ và con cái tuổi dậy thì đầy biến động tâm lý trong một xã hội nhiều vấn đề nhức nhối hiện nay, đạo diễn Lê Ánh Tuyết đã tìm đến nhà báo, nhà văn Hoàng Anh Tú - anh Chánh Văn gỡ rối tâm lý của nhiều thế hệ tuổi mới lớn - để mời viết kịch bản. 

Rồi tôi sẽ lớn khai thác tâm lý, tình cảm, ước mơ và cả những mâu thuẫn đời sống của những người trẻ ở trong gia đình, trên ghế nhà trường và cả bên ngoài xã hội. Chính vì thế người xem nhìn thấy những vấn đề của chính cha mẹ, của nhà trường, của xã hội trong vở nhạc kịch này.

Con trẻ đi xem để hiểu được những mệt mỏi của người lớn và tình yêu đôi khi chưa đúng cách của cha mẹ mà hiểu và yêu, cảm thông với cha mẹ mình hơn. 

Còn phụ huynh xem để nhắc mình tình yêu thương dù vô điều kiện dành cho con cái thì cũng phải được đặt trên nền của sự thấu hiểu con...; phụ huynh nên tôn trọng mọi ước mơ của con trẻ, cho dù là ước mơ khá "lêu lổng" là trở thành streamer (người phát sóng trực tiếp khi chơi trò chơi điện tử), hay ước mơ "lông bông" thành nhạc công...

Tác giả Hoàng Anh Tú cho biết kịch bản được anh viết từ những lá thư mà rất nhiều đứa trẻ đã viết cho anh trong suốt 12 năm anh làm anh Chánh Văn và cả từ những lời cầu cứu của cha mẹ đã gửi cho anh suốt những năm qua. 

Đó là chuyện nhiều cha mẹ không sao nói chuyện được với con ở cái tuổi này, nói mà con không để vào đầu, thậm chí bật lại cha mẹ "tanh tách", đóng sầm cửa nếu như cha mẹ nói nhiều quá. Anh nhận thấy ở độ tuổi dậy thì của các con, chiều lòng con có khi mất con mà không chiều lòng chúng có khi cũng mất. 

Khoảng cách thế hệ khiến cha mẹ không hiểu nổi con nghĩ gì khi làm vậy, nhưng chính các con cũng không hiểu nổi những gì cha mẹ làm vì chúng. Anh muốn viết vở nhạc kịch để hàn gắn những vết nứt sâu hoắm này giữa cha mẹ và con cái ở tuổi mới lớn.

Trên nền kịch bản tốt, ê kíp sáng tạo với nhiều gương mặt mới, cũ cùng chung đam mê, nhiệt huyết đã mang đến một vở nhạc kịch khá hấp dẫn. 

Đạo diễn Lê Ánh Tuyết, nhạc sĩ Vũ Huyền Trung, biên đạo Nguyễn Vũ Khánh và các diễn viên múa, hát của Nhà hát Tuổi Trẻ đã thành công trong việc tạo ra không khí nhạc kịch rực rỡ, sôi động, hấp dẫn. Những bài hát, điệu nhảy đầy năng lượng được các diễn viên thể hiện chuyên nghiệp rất được lòng giới trẻ.

Không phải khi xem nhạc kịch Rồi tôi sẽ lớn thì người ta mới nhận ra hố sâu ngăn cách tưởng không thể vượt qua giữa cha mẹ và các con tuổi niên thiếu của thời đại nhiều biến chuyển ngày nay.

Nhạc kịch về Bác Hồ, ballet về Kiều và Mỵ Châu - Trọng Thủy giành giải xuất sắc Nhạc kịch về Bác Hồ, ballet về Kiều và Mỵ Châu - Trọng Thủy giành giải xuất sắc

TTO - Ba giải xuất sắc của Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc đã được trao cho ba vở diễn công phu, độc đáo là vở nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người cầm lái, 2 vở ballet Kiều và Hàm lệ minh châu về Mỵ Châu - Trọng Thủy.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên