18/07/2024 07:30 GMT+7

Người Việt kết hôn, sinh sống tại Hàn Quốc, làm thẻ căn cước được không?

Tôi là công dân Việt Nam kết hôn với người Hàn Quốc và sang Hàn theo diện visa F6. Hiện tôi đang sống và làm việc tại Hàn Quốc nhưng vẫn còn quốc tịch Việt Nam, chưa nhập quốc tịch Hàn Quốc.

Chứng minh nhân dân của tôi là chứng minh cũ 9 số. Năm 2022 tôi về nước yêu cầu được cấp thẻ căn cước thì bị từ chối vì không có công văn theo diện của tôi.

Vậy theo Luật Căn cước mới áp dụng từ ngày 1-7-2024, tôi có được làm lại thẻ căn cước không?

Một bạn đọc hỏi.

- Luật sư Trương Ngọc Liêu (Đoàn luật sư TP Hà Nội) tư vấn:

Luật sư Trương Ngọc Liêu - Ảnh: T.L

Luật sư Trương Ngọc Liêu - Ảnh: T.L

Theo thông tin bạn chia sẻ, đối chiếu với quy định pháp luật, bạn được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tuy còn quốc tịch Việt Nam (được xác định là công dân Việt Nam) nhưng bạn đã kết hôn với người Hàn Quốc và đang sinh sống, làm việc, cư trú lâu dài tại đây (khoản 3 điều 3, khoản 1 điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008).

Luật Căn cước 2023 quy định người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam, trong đó việc cấp thẻ căn cước là bắt buộc đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên và cấp theo yêu cầu đối với người dưới 14 tuổi (điều 19). Do đó, bạn thuộc trường hợp được cấp thẻ căn cước theo quy định tại Luật Căn cước 2024.

Về trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước, bạn có thể chọn hình thức trực tiếp đến cơ quan quản lý căn cước của công an cấp huyện, cấp tỉnh, Bộ Công an đề nghị cấp, cấp lại, cấp đổi thẻ căn cước, cung cấp thông tin gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân, nơi cư trú để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trường hợp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa có hoặc có sai sót thì thực hiện việc điều chỉnh thông tin trước khi đề nghị cấp thẻ căn cước.

Trường hợp thông tin của công dân chính xác, người tiếp nhận trích xuất thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và tiến hành tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của bạn.

Tiếp đến, bạn kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước và nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước.

Thẻ căn cước được trả theo địa điểm ghi trong giấy hẹn. Trường hợp bạn có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ căn cước tại địa điểm theo yêu cầu và bạn phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Ngoài ra, bạn có thể chọn hình thức yêu cầu cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia theo hướng dẫn tại khoản 2 điều 21 nghị định 70/2024/NĐ-CP.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Không có căn cước công dân gắn chip, xác thực khuôn mặt bằng cách nào?Không có căn cước công dân gắn chip, xác thực khuôn mặt bằng cách nào?

Làm thế nào xác thực khuôn mặt chuyển tiền trên 10 triệu đồng nếu chưa có căn cước công dân gắn chip? Đây là nội dung được nhiều bạn đọc quan tâm, gửi câu hỏi đến Tuổi Trẻ Online trong mấy ngày qua.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên