- Luật sư Trương Hồng Điền (Đoàn luật sư TP.HCM) trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Do đó, bạn vẫn được xác định là công dân Việt Nam theo quy định. Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ ngày 1-7-2024 không phân biệt công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hay cư trú trong nước.
Do đó, thủ tục để được cấp căn cước giống như công dân cư trú trong nước, được thực hiện tại cơ quan quản lý căn cước của công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trước tiên bạn phải được cập nhật dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để có mã số định danh cá nhân.
Bạn không cư trú tại Việt Nam nên cần phải có giấy khai sinh còn lưu giữ để về công an xã/phường nơi đã từng đăng ký thường trú làm thủ tục cập nhật dữ liệu dân cư và được cấp mã số định danh cá nhân.
Nếu bạn đã mất giấy khai sinh thì phải quay về UBND xã/phường nơi trước đây đã cấp giấy khai sinh để được cấp bản sao và sau đó qua công an xã/phường làm thủ tục cấp mã số định danh cá nhân.
Trường hợp bạn chỉ còn nhớ nơi đăng ký thường trú trước khi đi định cư thì đến liên hệ UBND và công an xã/phường đó để thực hiện.
Khi đã được cập nhật trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và được cấp mã số định danh cá nhân, bạn có thể đem căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân đã được cấp đến Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - công an tỉnh nơi có xã/phường bạn đã làm thủ tục cấp mã số định danh cá nhân để được hướng dẫn làm thủ tục cấp căn cước mới.
Nếu mất căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân cũ, vẫn có thể liên hệ cơ quan trên sau khi đã được cấp mã số định danh cá nhân. Lưu ý, các thủ tục và cơ quan nói trên là ở Việt Nam.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận