26/02/2018 11:41 GMT+7

Người dân 'đặt hàng' với các tư lệnh ngành

L.ANH - TUẤN PHÙNG
L.ANH - TUẤN PHÙNG

TTO - Ngoài yêu cầu cải cách về thể chế, người dân cũng đặt hàng các tư lệnh ngành giải quyết ngay những tồn tại, vướng mắc cụ thể của ngành.

Người dân đặt hàng với các tư lệnh ngành - Ảnh 1.

Giao thông thông thoáng, vị trí trạm BOT hợp lý là đòi hỏi của mọi người dân - Ảnh: Mậu Trường

Ông Trần Hữu Thăng (nguyên phó chủ tịch Tổng hội Y học VN):

Xóa bạo hành thầy thuốc và kiểm soát giá dịch vụ y tế

Người dân đặt hàng với các tư lệnh ngành - Ảnh 2.

Tôi đặt hàng với bộ trưởng Bộ Y tế hai vấn đề quan trọng mà tôi cho là liên quan cả thầy thuốc và bệnh nhân. Một là vấn nạn bạo lực ở bệnh viện. 

Cách đây 4-5 năm, Tổng hội Y học VN đã có hội thảo để bàn các giải pháp phòng chống nạn bạo hành ở bệnh viện, Bộ Y tế cũng có một số giải pháp, nhưng cho đến nay tình hình không được cải thiện, thậm chí còn leo thang.

Nếu không giải quyết được nạn bạo hành, bạo lực với nhân viên y tế thì chất lượng khám chữa bệnh sẽ giảm, nhân viên y tế sẽ lo sợ trước mỗi ca trực. 

Đây là vấn đề thiết thân với mỗi người thầy thuốc, không phải điều gì xa vời và cần tập trung giải quyết trong sáu tháng tới.

Thứ hai là gói giá dịch vụ y tế. Hiện nay chi phí cho các dịch vụ khám chữa bệnh đã tăng lên, trong đó có tiền giường và tiền phòng bệnh, các phòng bệnh dịch vụ đang được thu với giá 1-2 triệu đồng/phòng, các phòng bệnh thông thường giá khoảng 300.000 đồng/giường bệnh nhưng tính chung lại cũng sẽ ở mức trên 2 triệu đồng/phòng.

Đã có chuyên gia tính toán mức giá như thế này là cao và cao hơn những gì bệnh viện cung cấp. 

Với giá này thì tổng chi cho gói dịch vụ y tế cao hơn nhiều, nhưng phần chi cho khám chữa bệnh như tiền thuốc, tiền phẫu thuật, thủ thuật có thể thấp hơn tiền giường bệnh... Tính toán lại giá các gói dịch vụ y tế để người dân được nhận đúng gói dịch vụ họ đã chi trả.

Ngành y tế còn một số điểm chưa được cải thiện, như quá tải ở bệnh viện tuyến trung ương. Việc này cũng cần phải giải quyết sớm.

PGS.TS Nguyễn Quang Toản (nguyên chủ nhiệm bộ môn đường bộ Đại học GTVT):

Khắc phục ngay các dự án dây dưa

Người dân đặt hàng với các tư lệnh ngành - Ảnh 3.

Tôi thấy rằng vấn đề chính của Bộ GTVT chính là chuyện nội tại, về cả năng lực điều hành lẫn tư duy dài hạn cần phải thay đổi.

Như việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, có vấn đề về tầm nhìn, khả năng đánh giá tiềm lực kinh tế, cả dự báo, đánh giá năng lực phục vụ, đánh giá tác động giao thông của giao thông đô thị với sân bay. 

Điều này cho thấy ngành chưa có tư duy tổng quát giải quyết vấn đề giao thông trên một hệ thống khi tách những khó khăn của sân bay ra khỏi khó khăn chung của giao thông đô thị TP.HCM nên hình thành cả vùng giao thông khó khăn. Đây là cái cần khắc phục.

Còn những dự án BOT giao thông, từ tình hình hiện nay, ngoài xử lý các vấn đề phát sinh ở dự án đã khai thác rất cần đánh giá lại các dự án BOT trong thời gian tới và tiềm lực thực hiện các dự án đó. 

Điều này rất quan trọng. Bởi vì, chúng ta thấy huy động được vốn để làm BOT từ trước đến nay được đánh giá rất quan trọng nhưng thực tế khi dự án đi vào khai thác, huy động sức dân để hoàn vốn cho dự án mới là giai đoạn quyết định thành bại của dự án, tác động của dự án với nền kinh tế.

Còn với dự án mà người dân than phiền do làm dây dưa như đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, theo tôi, vấn đề không phải là kỹ thuật mà ở quản lý. 

Bộ GTVT nên nhanh chóng hiện đại hóa phương pháp, trình độ quản lý. Dự án cần hoàn thành dứt điểm trong năm 2018 như đã công bố.

Bên cạnh đó, việc nứt dầm thép cầu Vàm Cống cũng cần được xử lý nhanh, đưa công trình vào khai thác nhằm sớm phát huy hiệu quả đầu tư.

L.ANH - TUẤN PHÙNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên