Chia tay Nick, bạn trẻ bỏ lại một "chiến trường" rác"Sốt" Nick Vujicic: nóng mấy cho vừa?Nick Vujicic làm nóng sân Mỹ Đình 25.000 khán giả
Ngồi đâu xả rác đó - phải chăng là một dạng "khuyết tật ý thức", là bỏ quên "văn minh" ở nhà (bởi nhiều người mong muốn nhà cửa của mình sạch sẽ nhưng ít quan tâm việc họ làm bẩn nơi công cộng thế nào)?
Nhiều bạn trẻ đã vỗ tay hưởng ứng thông điệp của Nick rằng hãy chung tay xây dựng một Việt Nam tươi đẹp hơn, nhưng sau đó lại có những người trẻ xả rác ngay nơi họ nghe Nick diễn thuyết, đẩy trách nhiệm dọn dẹp sang nhân viên vệ sinh.
Cần có những biện pháp gì để có thể giải quyết vấn đề tưởng nhỏ mà không kém nan giải này?
Tuổi Trẻ Online trích đăng một số ý kiến.
Phóng to |
Rác để lại sân vận động Thống Nhất (Q.10, TP.HCM) tối 25-5 sau khi cuộc giao lưu với Nick kết thúc - Ảnh: Trung Uyên |
Phóng to |
Liệu những bạn trẻ này có khó chịu khi đứng giữa biển rác của sân vận động Thống Nhất (Q.10, TP.HCM) sau chương trình giao lưu với Nick kết thúc tối 25-5? - Ảnh: Trung Uyên |
Phóng to |
Những buổi diễn thuyết của Nick thu hút hàng ngàn đến hàng chục ngàn bạn trẻ Việt Nam - Ảnh: Thuận Thắng |
Học được gì?
Những người trẻ này liệu có học được gì từ những bài diễn thuyết của Nick Vujicic không hay chỉ đến tham dự sự kiện theo phong trào? Hành động của họ khi vừa tham dự xong buổi diễn thuyết đã xả rác khắp nơi cho thấy nhận thức kém đến mức nào.
Hãy phạt vài triệu đồng vì tội xả rác
Khác biệt rất lớn của VN và nước ngoài đó là người ta làm được mới nói. Còn người Việt mình cứ nói nhưng không làm. Lễ nào, sự kiện nào sau khi kết thúc cũng toàn rác là rác. Người dân cứ xả. Chính quyền cũng không nặng tay. Hạn chế cách nào đây? Theo tôi, cứ phạt vài triệu đồng một người vì tội xả rác, hoặc gửi về địa phương CMND, số điện thoại người đó, yêu cầu họ phải tham gia hoạt động công ích.
Cứ làm thử xem còn ai dám tái phạm không. Tại sao chúng ta không giải quyết dứt điểm mà chỉ biết ngồi đó nói?
Ý thức cũng cần có cơ sở để thể hiện Đố các bạn với ngần ấy người, không có sọt rác thì sẽ xách rác đó để ở đâu. Vừa chạy xe vừa đem về nhà? Vấn đề ở cái sân đáp ứng không tốt hay con người không có ý thức. Ý thức cũng cần phải có cơ sở. Tương lai đất nước ra sao khi người trẻ xả rác? Một thế hệ trẻ thiếu ý thức như thế này thì tương lai đất nước ra sao? Có rất nhiều người thiếu ý thức, vứt rác bất cứ nơi nào họ đến. Bao nhiêu năm rồi mà vấn đề vệ sinh vẫn không thay đổi bao nhiêu. |
Sự kiện nào cũng kết thúc bằng chiến trường rác!
Hôm chương trình Giờ Trái đất kết thúc cũng vậy - rác vương vãi khắp nơi. Cộng đồng mạng cũng lên án rầm rộ và bản thân tôi có hỏi một người bạn cũng tham gia hoạt động đó, người đó trả lời: "Nói chung là hoạt động nào rồi cũng có rác".
Người ta luôn miệng nói phải tăng cường ý thức, nhưng ngay tại các hoạt động tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường thì có những người tham gia chẳng có ý thức cho lắm. Vậy nên, để giải quyết vấn đề xả rác thì nên đánh vào sĩ diện và túi tiền.
Tôi dám chắc ở các nước nổi tiếng sạch sẽ, họ sẽ có quy định và xử phạt rõ ràng đâu ra đó chuyện xả rác. Việc xử phạt nghiêm minh này khiến ý thức tăng theo qua các thế hệ, nếu có thể thì nước ta cứ mạnh tay làm theo.
Tiếp theo, cho các hoạt động tổ chức chung như thế này thường sẽ đi thành những đoàn tập thể. Giả sử cứ giao cho một trường đại học quản lý một khu. Nếu sau hoạt động mà khu đó còn sót lại quá nhiều rác thì cứ đem tên trường đó lên bảng mà bêu riếu. Quả thật người ta chả bao giờ đem rác vứt ngay trước cửa nhà mình!
Tôi nghĩ báo cũng có thể mở một cuộc thi ảnh chụp lại hình ảnh những người xả rác và công bố rộng khắp.
Không thể không nhắc nhở
Trong các chương trình lớn, ban tổ chức nên bắc loa thông báo, ít nhất là đầu, giữa, cuối chương trình. Nội dung đại loại như: "Khi ra về, mỗi người tự dọn rác của mình. Khi gặp thùng rác thì bỏ vào, không vứt rác lung tung...".
Tôi từng chứng kiến rác vương vãi khắp nơi sau những buổi bắn pháo hoa tại Đà Nẵng. Kết thúc chương trình thì cơ man áo mưa rách, rác các loại bày khắp nơi. Lúc ấy mà ban tổ chức chỉ cần nhắc vậy thì mỗi người một tay, dù không được 100% thì cũng đỡ vất vả phần nào cho những người dọn dẹp.
Nhận thức của nhiều người VN còn rất kém trong vấn đề bảo vệ môi trường, vì vậy việc thường xuyên nhắc nhở là rất cần thiết.
Lời thầy dạy về chuyện bỏ rác
Tôi vẫn còn nhớ lời dạy của thầy tôi. Có lần thầy nói: "Một người bỏ xuống thì một người khác lượm lên". Nên mỗi lần cầm rác trong tay, nhớ lại lời nói của thầy, tôi lại bỏ rác vào thùng.
Bạn nghĩ gì về hành động xả rác nơi công cộng? Theo bạn, làm sao hạn chế hành động này hữu hiệu? Hãy chia sẻ qua email tinhyeuloisong@tuoitre.net.vn hoặc qua phần Ý kiến bạn đọc ngay bên dưới bài viết. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận