Thứ 2, ngày 9 tháng 12 năm 2019
Nghe Tổ quốc gọi tên mình bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa
TTO - Trưa 17-1, Hành trình 'Mùa xuân biển đảo' đã đưa các cán bộ đoàn, các văn nghệ sĩ TP. HCM đến với những người lính biên phòng Sơn Trà, Đà Nẵng và Nhà trưng bày Hoàng Sa.

Các văn nghệ sĩ giao lưu văn nghệ với chiến sĩ đồn biên phòng Sơn Trà - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Với các thành viên trong đoàn hành trình, được gặp gỡ những người lính canh giữ biển trời, và nhìn lại những chứng tích đánh dấu chủ quyền quần đảo Hoàng Sa đã mất là thời khắc thiêng liêng vô giá.
Hát bằng cả trái tim
Hội trường Đồn biên phòng Sơn Trà nằm ngay sát Nhà trưng bày Hoàng Sa có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng mang lại cảm hứng đặc biệt cho đoàn trong chuyến thăm những người lính biển.
Đứng bên cạnh Hoàng Sa thu nhỏ, trước những người lính biên phòng với ánh mắt kiên nghị, đậm chất lính, các anh chị em nghệ sĩ ai nấy bồi hồi xúc động.
Mở đầu buổi giao lưu, NSƯT Tạ Minh Tâm đã hát mộc ca khúc hào hùng Tổ quốc gọi tên mình". Một thành viên đã đồng hành với "Mùa xuân biển đảo" suốt 5 kỳ nhưng anh cho biết mỗi lần hát ở những miền đất khác nhau mang lại cho anh những cảm xúc hoàn toàn khác.
NSƯT Tạ Minh Tâm hát Tổ quốc gọi tên mình - Video: THÁI BÁ DŨNG
Khoảnh khắc lời hát "Tôi đang nghe tổ quốc gọi tên mình. Bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa dội vào ghềnh đá…" cất lên với chất giọng trầm ấm, hào hùng khiến cả hội trường nính lặng.
Không sân khấu hoành tráng, chỉ bằng lời hát chân thành từ người nghệ sĩ luôn hướng về biển đảo quê hương, đứng ở đây, bên cạnh là Hoàng Sa. Anh Tạ Minh Tâm chia sẻ đấy là khoảnh khắc thiêng liêng và không lời nào tả xiết.
Với những nghệ sĩ trẻ, được hát ngay bên bảo tàng lịch sử cũng là trải nghiệm khó quên. Ca sĩ trẻ Cao Công Nghĩa đã hết mình giao lưu cùng chiến sĩ biên phòng ca khúc "Gần lắm Trường Sa ơi" như lời gọi tha thiết của những người trẻ hướng về nơi quần đảo xa xôi và người lính đảo đầy ngưỡng vọng.
Xen giữa những ca khúc bi tráng, hào hùng về biển đảo thiêng liêng, chiến sĩ trẻ Võ Văn Qúy, Đội Vũ trang - Đồn biên phòng Sơn Trà cũng mạnh dạn thể hiện một bài hát mà theo anh là đậm chất trẻ và không liên quan đến chủ đề để thay đổi không khí.

Chiến sĩ trẻ Võ Văn Qúy, Đội Vũ trang – Đồn biên phòng Sơn Trà hát ca khúc nhạc trẻ "Vô Cùng"- Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Nhưng khi những câu hát da diết "Vì anh thương em, thương như cây bàng non…" được cất lên.
Đằng sau những giây phút rất trẻ, rất yêu đương trong từng câu hát, lại là câu chuyện xúc động về chuyện tình một chàng lính đảo gửi cho người thương ở quê nhà. Hình ảnh cây bàng nong trong câu hát có chăng là hình ảnh cây bàng vuông ở nơi đầu sóng ngọn gió Trường Sa.
Khi MC Quốc Bình nhắc lại hình ảnh ấy và chia sẻ với những người lính đã xa gia đình, người thương, cả hội trường lắng đọng. Những tràng pháo tay vang lên và cũng có ánh mắt đã ướt.

Nghệ sĩ giao lưu với Trung Tá Lê Đạt - Đồn biên phòng Sơn Trà - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Rưng rưng trước chứng tích Hoàng Sa
Tại thời điểm tưởng nhớ dấu mốc lịch sử 45 năm ngày mất Hoàng Sa, đoàn đã có buổi tham quan Nhà trưng bày Hoàng Sa như đến với một phần máu thịt của tổ quốc.

Đoàn tham quan Nhà trưng bày Hoàng Sa - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Lắng nghe những câu thơ về Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đầy bi tráng, các thành viên trong đoàn ai cũng rưng rưng.
Bà Phạm Phương Thảo - nguyên phó bí thư thường trực Thành Ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP. HCM cho biết, Nhà trưng bày Hoàng Sa giúp những người con Việt Nam đặc biệt là lớp trẻ thấm sâu thêm ý thức chủ quyền biển đảo để yêu hơn nền độc lập của tổ quốc. "Qua đây cũng nhắc nhớ chúng ta rằng để bảo vệ được chủ quyền biển đảo, cha ông ta đã mất nhiều xương máu" bà Thảo nói.
Bà Thảo chia sẻ chuyến thăm Nhà trưng bày Hoàng Sa khiến cho hành trình càng thêm trọn vẹn. Một hành trình mang mùa xuân đến với bà con ngư dân, bộ đội, cảnh sát biển với những cuộc giao lưu ấm áp nghĩa tình sẽ thiếu sót nếu không đến và chứng kiến những chứng tích Hoàng Sa ở đây.

Giai điệu "Khát vọng tuổi trẻ" cùng bức thư pháp đoàn nghệ sĩ tặng đồn biên phòng Sơn Trà - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Từng cứ liệu lịch sử còn nguyên ở đó, qua lời giới thiệu của thuyết minh viên như hiện về vẹn nguyên một Hoàng Sa giữa lòng thành phố. Qúa khứ bi tráng với bóng hình những người con nước Việt đã hy sinh bảo vệ chủ quyền dân tộc hiện ra như lời nhắn nhủ đến thế hệ trẻ phải giữ gìn nền hòa bình dân tộc.
Đó cũng là thông điệp trong giai điệu "Khát vọng tuổi trẻ" mà những người lính và anh chị em nghệ sĩ cất lên khi đặt tay lên vai nhau, đi thành vòng trong bài ca khát vọng: "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay".
-
TTO - Ngay sau khi giành chiến thắng trước đội Thái Lan trong trận chung kết bóng đá nữ SEA Games 30, bảo vệ thành công tấm huy chương vàng, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã nhận được nhiều khen thưởng, động viên.
-
TTO - Sau khi đội tuyển nữ Thái Lan thất bại 0-1 trước Việt Nam ở chung kết SEA Games 30, các CĐV Thái Lan lại khóc như mưa và tuyên bố: "Mắc cỡ quá, đừng đá với họ nữa".
-
TTO - Phút 92, Tuyết Dung đá phạt bên cánh trái, Dangda đánh đầu phá bóng trượt tạo cơ hội cho Hải Yến đánh đầu cận thành, mở tỉ số trận đấu.
-
TTO - Thua tuyển nữ Việt Nam 0-1 trong trận chung kết bóng đá nữ SEA Games 2019, báo chí Thái Lan tỏ ra vô cùng thất vọng.
-
TTO - Tác phẩm nghệ thuật thể hiện bằng một trái chuối được dán băng keo dính lên tường đã bị một người vặt ăn ngay tại triển lãm. Đáng nói là "tác phẩm trái chuối" đó được định giá đến... 120.000 USD.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận