Mỹ mất hơn 400 máy bay không người lái
Các nhà báo Pháp dùng UAV quay phim trong vùng núi hiểm trở lúc đưa tin về vòng đua xe đạp Tour de France - Ảnh: AFP |
Những ngày đầu tháng 12-2013, thủ đô Bangkok của Thái Lan đắm chìm trong bạo động. Người biểu tình đối đầu với lực lượng cảnh sát bên ngoài phủ thủ tướng. Hơi cay từ phía cảnh sát bắn ra liên tục.
Không chỉ người biểu tình bỏ chạy, các phóng viên trực tiếp đưa tin từ hiện trường cũng phải tìm cách tự bảo vệ mình trước hơi cay, vòi rồng hay thậm chí là những viên đạn cao su bay lạc. Nhưng cũng chính trong sự kiện này, lần đầu tiên người ta thấy UAV tham gia việc ghi hình từ trên cao tại Thái Lan.
An toàn cho phóng viên
Chuyện phóng viên bị hít phải hơi cay, ho sặc sụa hoặc thậm chí không thể mở nổi mắt trong các cuộc đụng độ như trên không phải là hiếm. Đó là chưa kể những rủi ro về thương vong do tên bay đạn lạc. Cũng với ví dụ vụ bạo động ở Bangkok, nếu không tiếp cận và lăn xả vào gần nơi đụng độ, phóng viên khó lòng có những bức ảnh sống động về tình hình.
Đối với UAV thì khác. Qua đợt đụng độ hồi tháng 12 năm ngoái, nhiều tờ báo và hãng tin ở Thái Lan dùng UAV loại có cánh quạt ở bốn góc hoặc năm góc, trên thân có gắn máy quay phim và chụp ảnh để ghi hình từ trên cao. Ở góc độ này, UAV có thể chụp được toàn cảnh vụ đụng độ, ngay cả khu vực đụng độ dữ dội nhất mà một phóng viên khó lòng tiếp cận. Đôi khi để ghi nhận quy mô về số người tham gia biểu tình, UAV giúp các tờ báo bao quát được cả một khu vực và nhìn nhận tình hình chính xác hơn là từ dưới mặt đất.
Tại nhiều nơi khác, theo báo The Guardian, UAV còn được sử dụng để ghi hình những nơi bị lũ lụt, hỏa hoạn hay chiến tranh. Robert Pica, đồng tác giả một báo cáo về việc sử dụng UAV trong thu thập tin tức, dự báo rằng thiết bị này sẽ được sử dụng thường xuyên hơn vào cuối năm nay.
Từ tháng 10-2013, BBC đã sử dụng UAV loại sáu cánh quạt để thu thập tin tức.
Đài Russia Today của Nga cũng nghiên cứu việc sử dụng UAV nhiều năm qua và cho đến gần đây họ mới thử nghiệm công nghệ này khi đưa tin về biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine.
Thật ra, các UAV có gắn máy quay không phải là thiết bị gì quá xa lạ. Ngay như ở Bangkok, các tiệm bán đồ điện tử vẫn bán các máy bay đồ chơi điều khiển từ xa, trên thân có gắn máy quay mà dân du lịch hay dùng để ghi hình chuyến đi. Những thiết bị như vậy hoàn toàn có thể tận dụng để ghi hình trong báo chí. Rõ ràng, so với chi phí thuê trực thăng bay lên cao ghi hình, UAV rẻ hơn nhiều.
Cơ chế quản lý
Theo The Guardian, những giới hạn về luật đối với UAV vẫn còn tồn tại ở nhiều quốc gia, trong đó có Anh và Mỹ. Tại Anh, không có hạn chế về dùng UAV trong báo chí nhưng một UAV có gắn máy quay cần được Cơ quan hàng không dân dụng cấp phép.
Để có giấy phép này, cơ quan báo chí phải cam kết thực hiện một số chỉ dẫn như không được bay quá tầm mắt của người điều khiển, không bay trong khu vực 50m xung quanh một tòa nhà hay nhà riêng mà không được phép và không được bay trên đầu người khác hay đám đông.
Riêng tại Mỹ, dùng UAV trong báo chí được liệt vào các hoạt động thương mại và bị cấm theo các quy định của Cơ quan Hàng không liên bang Mỹ (FAA).
Vì lẽ đó, Hãng tin CNN mới đây đã phối hợp với Viện Công nghệ Georgia cùng nghiên cứu việc sử dụng UAV an toàn và hiệu quả trong báo chí để giúp FAA có thể sớm đưa ra luật về việc này. Theo CNN, FAA dự kiến đưa ra các quy định mới về UAV vào tháng 9 năm sau.
Phó chủ tịch CNN David Vigilnate nói về dự án với Viện Công nghệ Georgia: “Hi vọng của chúng tôi là thông qua việc phối hợp nghiên cứu để chia sẻ kiến thức, chúng ta sẽ đẩy nhanh quá trình mà CNN và các cơ quan báo chí khác có thể tích hợp công nghệ mới này vào kế hoạch đưa tin một cách an toàn”.
Trước đây, nhiều nỗ lực nghiên cứu UAV trong báo chí đã bị FAA bác. Nhiều quan ngại được đưa ra khi đưa tin bằng UAV, không chỉ là khía cạnh an toàn mà còn là các vấn đề đạo đức và riêng tư. Từ năm 2011, nhiều hãng tin đã bị FAA gửi thư cảnh cáo vì sử dụng UAV.
Hiện tại ở Mỹ, hầu hết các đoạn phim quay bằng UAV trên truyền hình (như hình ảnh hiện trường sau một vụ lốc xoáy) thường được các cá nhân quay và gửi đến cho phóng viên. Nhiều hãng tin đành sử dụng các đoạn phim này một cách miễn cưỡng trong khi luật còn chưa rõ ràng.
Rẻ hơn thuê trực thăng Nhà báo Guy Pelham của BBC thời sự đánh giá rất đơn giản về mặt bảo vệ môi trường: “Trực thăng xài hết 220 lít xăng cho một giờ bay, còn UAV chỉ xài bằng một động cơ điện bé tẹo”. Về mặt kinh phí thì càng quá hời bởi giá các loại UAV hiện từ 500 USD đến vài ngàn USD tùy theo độ hiện đại của nó, nằm trong tầm tay của nhiều tờ báo, trong khi dùng đến trực thăng theo kiểu lâu nay thì giá thuê cao ngất ngưởng do phải thuê cả phi công. Tuy nhiên với việc dùng UAV thì các tòa báo đã có kinh nghiệm cũng không kém đau thương: nếu người dùng kém, máy bay rơi cũng không ít. Báo L’Express của Pháp từng thử nghiệm năm nhóm đi làm chương trình với UAV hỗ trợ và kết quả là bốn chiếc đã rơi! N.QUÂN |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận