![]() |
Một người Tây Ban Nha biểu tình chống việc chính phủ cắt giảm an sinh xã hội trước cửa trụ sở Ngân hàng Bankia ở Madrid - Ảnh: Reuters |
Bankia ra đời tháng 12-2010 sau sự sáp nhập của bảy ngân hàng yếu kém ở Tây Ban Nha. Năm 2011, ngân hàng này thua lỗ 3 tỉ euro (3,75 tỉ USD). Mới đây Chính phủ Tây Ban Nha đã hỗ trợ ngân hàng này 4,5 tỉ euro (5,6 tỉ USD). Nếu chính quyền Madrid quyết cứu Bankia, đây sẽ là vụ cứu trợ ngân hàng lớn nhất trong lịch sử Tây Ban Nha.
Báo New York Times dẫn lời một số chuyên gia tài chính khẳng định Ngân hàng Bankia sụp đổ sẽ tạo hiệu ứng dây chuyền, phá vỡ hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha và đẩy chính phủ vào cảnh phải xin cứu trợ từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế. Khi đó, khủng hoảng nợ sẽ lan từ Tây Ban Nha sang các nước khối đồng euro khác. Vấn đề là hiện nay Chính phủ Tây Ban Nha chưa chắc có đủ tiền để cứu Bankia. Hiện chính quyền Madrid đang thâm hụt tới 1.250 tỉ USD. Hơn nữa, khủng hoảng Tây Ban Nha còn tồn tại ở các vùng. Wall Street Journal cho biết mới đây chính quyền vùng tự trị Catalonia, một trong những khu vực giàu có nhất Tây Ban Nha, thừa nhận đang gặp khó khăn trong việc vay vốn do giới đầu tư đòi mức lãi suất quá cao.
Chính quyền Catalonia kêu gọi Chính phủ trung ương Tây Ban Nha bảo lãnh cho trái phiếu chung do chính quyền các vùng phát hành. Nhiều vùng khác ở nước này cũng đang báo động tình trạng nợ đầm đìa và không thể huy động vốn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận