Đà Nẵng: xử nghiêm cán bộ sang nhượng chung cư nhà nước
Nợ tiền điện, khu nhà công vụ tỉnh bị ngừng cấp điện
Xóa bỏ bao cấp - quan liêu
Đó là phát biểu của ông Ngô Văn Minh, ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật, về việc triển khai gói 30.000 tỉ đồng, tại cuộc họp của thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra sơ bộ dự án Luật nhà ở (sửa đổi) ngày 6-3.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết liên quan đến gói 30.000 tỉ đồng, tới đây dự kiến mở rộng thời gian cho vay lên đến 15 năm (hiện nay là 10 năm), lãi suất cho vay đã giảm từ 6% xuống 5% và tới đây có thể sẽ giảm tiếp khi lãi suất thị trường xuống thấp hơn. Đặc biệt, trong một hai ngày tới Bộ Xây dựng cùng với các bộ ngành liên quan sẽ ban hành một thông tư để hướng dẫn cụ thể việc người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp. Để có thể dùng căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp sẽ hoàn thành trong tương lai làm tài sản bảo đảm khoản vay với ngân hàng, việc này sẽ tạo điều kiện cho người dân thế chấp tài sản vay ngân hàng dễ dàng hơn, qua đó góp phần giải ngân nhanh hơn gói 30.000 tỉ đồng.
Lý giải việc giải ngân chậm thời gian qua, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nói vì nhà ở xã hội hiện quá ít. Nếu bình quân mỗi hộ được vay 500 triệu đồng thì để giải ngân 20.000 tỉ (70% của gói 30.000 tỉ) cần có 40.000 hộ được vay, nhưng hiện nay chúng ta mới làm nhà ở xã hội nên lượng nhà ở loại này ra thị trường còn rất thấp, mới được vài nghìn căn hộ. Muốn nhà ở xã hội nhiều lên thì phải có sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, nhất là các thành phố lớn, các tỉnh có nhiều khu công nghiệp.
Các ý kiến tại phiên họp đều cho rằng cần thiết phải sửa đổi Luật nhà ở, trong bối cảnh nhiều nội dung của luật hiện hành không còn phù hợp. Luật đã quy định yêu cầu chính quyền địa phương phải quy hoạch các khu vực riêng để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê, đối với khu vực khác thì phải dành tối thiểu 20% diện tích đất xây dựng nhà ở hoặc diện tích nhà ở xã hội trong dự án để cho thuê.
Theo dự thảo luật, việc phát triển nhà công vụ là việc Nhà nước đầu tư nguồn vốn từ ngân sách để xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại để bố trí cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của luật này để thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác. Tuy nhiên, ông Ngô Văn Minh cho rằng nên xóa bao cấp nhà ở công vụ, tiền nhà đưa vào tiền lương. Ông Nguyễn Sỹ Cương, ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật, nói nếu phát triển định hướng nhà ở công vụ như hiện nay có thể dẫn đến mất công bằng xã hội, vì chính sách đang đi vào số ít chứ không phải số nhiều. Ngoại trừ chế độ nhà công vụ cho lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, ông Cương đề nghị diện cán bộ còn lại tùy theo điều kiện thu nhập thực tế mà thuê nhà ở theo nhu cầu và khả năng. “Nghĩa là chúng ta cần xem nên phát triển nhà ở công vụ cho một số đối tượng hay phát triển nhà cho thuê đối với mọi đối tượng, mặc dù nhà công vụ cũng là cho thuê nhưng lại cho thuê với giá rẻ cho một số đối tượng” - ông Cương nói.
“Người ta còn mua cả hòn đảo để tặng vợ” Dự thảo luật quy định mở rộng đối tượng và điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại VN của người VN định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Cụ thể, với đối tượng người VN định cư ở nước ngoài thì không yêu cầu phải có thời hạn cư trú tại VN (quy định hiện hành là từ ba tháng trở lên). Cùng với đó, bất kỳ tổ chức nước ngoài đang hoạt động tại VN và cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào VN là có quyền sở hữu nhà ở.“Chúng ta biết trên thế giới người ta còn mua cả một hòn đảo để tặng vợ, so sánh là khập khiễng nhưng trong hội nhập thì ta nên tạo điều kiện, đồng thời xem xét tính khả thi của quy định và các điều kiện khác về an ninh, trật tự” - ông Phan Trung Lý, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, phát biểu. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận