13/03/2014 14:58 GMT+7

Mỹ từng cảnh báo có vết nứt trên máy bay Boeing 777

MỸ LOAN
MỸ LOAN

TTO - Trước khi chiếc máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia (MAS) mất tích, Cục quản lý hàng không liên bang Mỹ (FAA) từng cảnh báo hiện tượng ăn mòn và vết nứt trên bề mặt thân máy bay Boeing 777, có thể dẫn đến một vụ nổ trên không.

MH370 có thể đã bay thêm bốn giờ sau khi mất tín hiệuGiới chức Malaysia thừa nhận radar liên lạc tín hiệu lúc 2g15Malaysia bác tin dò được tín hiệu MH370 ở Malacca

uM4CELwH.jpgPhóng to
Một công nhân đứng gần phần đầu một máy bay Boeing 777 đang trong xưởng sản xuất - Ảnh: Reuters

FAA đưa ra lời cảnh báo lần đầu tiên từ tháng 9-2013 và yêu cầu các hãng hàng không của Mỹ phải kiểm tra tất cả máy bay Beoing 777 của mình từ ngày 9-4 năm nay. Các báo cáo cho rằng có vết nứt nằm ngay phía dưới ăng ten vệ tinh trên bề mặt của thân máy bay.

Báo Telegraph của Anh cho biết ngày 5-3, FAA cảnh báo một hãng hàng không đã phát hiện có vết nứt khoảng 16 inch (hơn 40cm) trên bề mặt của thân một máy bay đã được sử dụng 14 năm.

Trong một thông báo dự thảo trước đó, hãng hàng không trên cho biết vết nứt này còn được phát hiện trong 42 máy bay Boeing 777 khác, có thời gian vận hành từ 6 đến 16 năm. Ngoài ra, còn xuất hiện một số chỗ ăn mòn trên thân máy bay.

FAA ra lệnh kiểm tra vết nứt với toàn bộ máy bay Boeing 777-200, 200LR, 300, 300ER và 777F.

Theo FAA, những vết nứt dạng này và sự ăn mòn trên bề mặt thân máy bay có thể dẫn đến tình trạng giảm áp suất đột ngột và gây vỡ máy bay trên không. Chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia MH370 có số đăng ký 9M-MRO đã được đưa vào vận hành 12 năm. MAS cho biết chiếc MH370 đã được kiểm tra định kỳ vào ngày 23-2 và lần kiểm tra tiếp theo là vào ngày 19-6.

Theo cảnh báo của FAA, nếu vết nứt quá dài thì máy bay có thể vỡ trên không. Cụ thể như vụ tai nạn năm 2005 của hãng Helios Airways, làm 121 người trên máy bay thiệt mạng.

FAA giải thích thêm khi áp suất trong khoang máy bay giảm bất ngờ, phi hành đoàn và hành khách có thể rơi vào trạng thái bất tỉnh. Lúc này máy bay sẽ không có người điều khiển và tai nạn xảy ra.

Năm 1999, chiếc máy bay tư nhân Learjet 35 đang bay từ Orlando, Florida đến Dallas, Texas. Áp suất trong khoang máy bay giảm đột ngột sau khi máy bay cất cánh và đang trong chế độ lái tự động, khiến phi công và 4 hành khách đã rơi vào trạng thái bất tỉnh. Vì không có người điều khiển nên chiếc máy bay cứ bay về hướng bắc thay vì phải hướng về phía tây để đến Dallas. Chiếc máy bay này tự động bay thêm 2.400 km, cho đến lúc hết nhiên liệu và đâm xuống mặt đất gần Aberdeen, Nam Dakota.

MỸ LOAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên