14/02/2022 16:00 GMT+7

MSN được nhiều công ty chứng khoán hàng đầu khuyến nghị lạc quan

S.D
S.D

Gần đây, hàng loạt các công ty chứng khoán tại Việt Nam, Singapore, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc,… liên tục công bố các đánh giá về cổ phiếu MSN.

MSN được nhiều công ty chứng khoán hàng đầu khuyến nghị lạc quan - Ảnh 1.

Năm 2022, Masan đặt mục tiêu mở 2.000 cửa hàng WinMart+ theo mô hình mini-mall.

HSBC liên tục khẳng định giá mục tiêu MSN ở mức khuyến nghị 200.000đ/CP trong báo cáo ngày 9-2 mới đây và bản đánh giá ngày 7-1 vừa qua. Cũng trong cáo cáo mới đây, Bank of America (BofA) khuyến nghị mua MSN với giá mục tiêu 198.600 đồng/CP. PetroVietnam Securities khuyến nghị tại mức 197.000 đồng. Japan Securities khuyến nghị với mức 195.000 đồng. Các công ty khác dự phóng giá mục tiêu MSN dao động ở mức từ 171.000 - 186.000 đồng/CP.

Hiện nay, giá trị vốn hóa của Masan đạt trên 176 nghìn tỉ VNĐ, vượt qua Vinamilk (khoảng 171 nghìn tỉ VNĐ) và đang tiếp tục đà tăng trưởng với các động lực tăng trưởng tiềm năng.

Năm 2021 của Masan: Tăng trưởng ở tất cả mảng kinh doanh

Năm vừa qua, Masan đạt 88.629 tỉ đồng doanh thu, tăng 14,8%. Lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho cổ đông tăng 593,9%, đạt 8.563 tỉ đồng, tăng cao gấp 7 lần.

Cũng trong năm 2021, Masan huy động được đến 2,3 tỉ USD từ các quỹ sừng sỏ như SK Group hay nhóm đầu tư Alibaba và Baring Private Equity Asia, cho đến cả các quỹ đầu tư hàng đầu thế giới khác như TPG, ADIA, SeaTown (thuộc Temasek) chính nhờ chiến lược bài bản và năng lực thực thi, thể hiện qua kết quả kinh doanh.

Kết quả kinh doanh đầy triển vọng trên được hợp nhất từ kết quả tăng trưởng khả quan của tất cả các mảng kinh doanh của Masan. Đặc biệt, WinCommerce (WCM) đạt doanh thu thuần 30,9 ngàn tỉ đồng năm 2021, tương đối ổn định so với cùng kỳ năm ngoái dù có số lượng điểm bán từ đầu năm 2021 ít hơn 618 địa điểm so với đầu năm 2020. Mặc dù ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 hạn chế việc mở rộng hệ thống, WCM vẫn khai trương 388 cửa hàng WinMart+ vào năm 2021.

Theo Masan, kết quả này có được là nhờ các sáng kiến cải thiện lợi nhuận thương mại (gồm biên lợi nhuận gộp và các hình thức hỗ trợ khác từ nhà cung cấp), tối ưu hóa chi phí vận hành cửa hàng, gia tăng hiệu quả chuỗi cung ứng.

Sau 2 năm thử nghiệm các giải pháp, tập đoàn Masan cho biết đã tìm ra công thức tăng trưởng cho mô hình bán lẻ chuỗi cửa hàng.

MSN được nhiều công ty chứng khoán hàng đầu khuyến nghị lạc quan - Ảnh 2.

Người dân mua sắm thực phẩm tươi sống tại cửa hàng WinMart+ theo mô hình mini-mall.

Masan cũng là một trong những đơn vị tiên phong chuyển đổi cửa hàng WinMart+ từ mô hình cung cấp nhu yếu phẩm thuần túy sang mini-mall đa tiện ích, kết nối toàn bộ nhu cầu của người tiêu dùng trên một nền tảng bao trùm xuyên suốt từ online đến offline.

Đây là điểm đến "tất cả trong một" phục vụ các nhu cầu thiết yếu về tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí và chăm sóc sức khỏe, chiếm đến 80% chi tiêu của người tiêu dùng.

Hiện nay, tại các điểm WinMart+ hoạt động theo mô hình mini-mall được tích hợp đa tiện ích không chỉ nhu yếu phẩm (WinMart+) và F&B (Phúc Long), dịch vụ tài chính (Techcombank) mà còn có dịch vụ số (Mobicast, sở hữu thương hiệu mạng Reddi), dược phẩm (Pharno),…

MSN được nhiều công ty chứng khoán hàng đầu khuyến nghị lạc quan - Ảnh 3.

Khách hàng của Reddi có thể sử dụng các gói dữ liệu thiết yếu miễn phí nhờ ưu đãi hoàn tiền khi mua sắm tại hệ sinh thái của Masan.

"Rất nhiều tầng lớp khách hàng có thể tìm thấy giá trị mình cần trong hệ sinh thái bán lẻ của Masan. Khi các cửa hàng WinMart+ đa tiện ích mở rộng về nông thôn, sẽ mở ra một phong cách tiêu dùng mới, hiện đại và chất lượng hơn.", Tiến sĩ Võ Trí Thành - nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - nhận định.

Hiện Masan đang tăng tốc với mục tiêu mở 10.000 cửa hàng WinMart+ tự sở hữu và 20.000 WinMart+ nhượng quyền. HSBC đánh giá đây là cơ hội Masan củng cố vị thế doanh nghiệp tiêu dùng, bán lẻ hàng đầu Việt Nam trong bối cảnh thị trường còn phân mảnh.

Doanh thu năm 2022 ước tính lên đến 100 nghìn tỉ đồng

Trong năm 2022, Masan sẽ số hóa nền tảng từ sản xuất, hậu cần cho đến phân phối để phục vụ 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam. Bước đi này không chỉ giúp tối ưu 10% chi phí hoạt động mà còn vận dụng hiệu quả công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) và machine learning (máy học) để nâng cao hiểu biết về khách hàng nhằm phục vụ các sản phẩm dịch vụ tốt nhất.

Doanh thu của Masan năm 2022 ước tính từ 90 đến 100 nghìn tỉ đồng. Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ The CrownX (TCX). TCX đạt doanh thu thuần 58 ngàn tỉ đồng năm 2021, đóng góp hơn 65% doanh thu thuần hợp nhất của Masan năm 2021. Dự kiến doanh thu thuần trong năm 2022 đạt trong khoảng 68.000 - 76.000 tỉ đồng, tăng từ 17 - 31% so với năm 2021.

MSN được nhiều công ty chứng khoán hàng đầu khuyến nghị lạc quan - Ảnh 4.

Phúc Long sở hữu tập khách hàng trẻ, có phong cách sống hiện đại.

Tiềm năng của TCX tại thị trường Việt khá rõ nhưng sức hút còn đến từ kỳ vọng biến TCX thành nền tảng tiêu dùng hàng đầu Đông Nam Á, sau thương vụ rót vốn của "ông lớn" thương mại điện tử Trung Quốc.

Riêng thỏa thuận hợp tác với Lazada của Alibaba được hy vọng giúp Masan tiếp cận thị trường nhu yếu phẩm online còn non trẻ, hỗ trợ WCM chuyển đổi từ nhà bán lẻ nhu yếu phẩm chủ yếu offline thành nền tảng online toàn diện.

Đặc biệt, sự đóng góp doanh thu của các mảng kinh doanh mới như Phúc Long, Reddi… đang rất được kỳ vọng. Chuỗi Phúc Long dự kiến đạt doanh thu 2.500 - 3.000 tỉ đồng, nhờ mở rộng mạng lưới cửa hàng riêng và kiosk trong hệ thống Wincommerce cũng như việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm trà và cà phê’.

Sau chưa đầy 1 năm hợp tác với Masan, Phúc Long đã nâng tổng số cửa hàng lớn và kiosk lên tới 721 cửa hàng, đứng đầu về số lượng tại Việt Nam trong mảng F&B. Mới đây nhất, Masan đã chi thêm 110 triệu USD để chính thức sở hữu thương hiệu trà sữa này.

MSN được nhiều công ty chứng khoán hàng đầu khuyến nghị lạc quan - Ảnh 5.

Đặt mua trà, cafe Phúc Long qua ứng dụng di động sẽ được phục vụ tận nơi.

Reddi đặt mục tiêu sẽ thu hút 500.000 - 1.000.000 thuê bao. Đặc biệt, dịch vụ chuyển mạng giữ số được dự kiến sẽ là một trong những điểm thu hút tiềm năng bên cạnh các dịch vụ giá trị gia tăng nổi bật.

Ở mảng viễn thông này, tiềm năng tăng trưởng còn khá lớn. Reddi có thể mở rộng sang lĩnh vực thanh toán và hướng đến đối tượng người dùng chưa có tài khoản ngân hàng trong bối cảnh mobile money vừa được cấp phép hoạt động.

Theo HSBC, nếu Reddi đạt 1% thị phần mobile tại Việt Nam vào năm 2025, mức đóng góp doanh thu của nhà mạng này cho tập đoàn chiếm 1%. Ngoài khả năng tăng trưởng người dùng, các thỏa thuận hợp tác mới trong mảng kỹ thuật số (như thanh toán, giải trí) cũng là động lực tăng trưởng quan trọng với TCX.

S.D
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên