Mẹ tôi gần 100 tuổi, rất mê phở thịt bằm
Ngày trước, quê tôi không thịnh hành món phở lắm. Có lẽ là tỉnh Trà Vinh có đông người dân tộc Khmer, Hoa nên mấy món hủ tiếu mì, bún nước lèo luôn là món điểm tâm chủ lực, là sự lựa chọn của số đông. Với nhà tôi cũng vậy.
Chúng tôi đến với phở khá muộn. Tôi nhớ ngày còn bé của 40 - 50 năm về trước, ba mẹ chỉ dắt đi quán ăn hủ tiếu, đi tiệm nước ăn bánh bao, xíu mại... Cũng như tôi nhớ, ngày đó thị xã nhỏ bé tôi ở chỉ có chừng 1 - 2 quán phở là cùng.
Cho đến giữa thập niên 1980, khi có một xe phở bán trên vỉa hè gần nhà, chúng tôi mới tiếp cận với phở. Từ tô phở này, chúng tôi làm quen tiếp tô phở khác, rồi "cân đo đong đếm", rồi "thay đổi tâm tính" bén hương vị phở hồi nào không hay.
Thay đổi rõ ràng nhất là nếu trước đây mỗi lần lên Sài Gòn chơi, cả nhà tôi chỉ biết tới tô mì Đại La Thiên ở Chợ Lớn, sau đó có thêm quán phở Tương Lai trên đường Nguyễn Tri Phương. Đây cũng là tô phở cao cấp nhất mà tôi được thưởng thức vào cuối thập niên 1980.
Cũng từ thời điểm đó, phở quê tôi cũng bắt đầu chộn rộn với đủ hương vị phở Nam phở Bắc.
Thích phở nên mẹ cũng tập tành nấu, từ phở bò tới phở gà; từ gia vị mua tiệm thuốc bắc tới các viên xúp phở... Tất nhiên phở ngon không thể thiếu xương bò. Và "bí quyết" nồi xúp ngon của mẹ là đừng quá tham lam, mà phải vừa nước vừa cái.
Có lẽ mẹ nói đúng. Quê tôi giờ có hàng chục quán phở, và không phải cứ phở cao cấp, đắt tiền là ngon. Tôi trung thành với một quán phở bình dân trong con hẻm nhỏ. Với giá 25.000 đồng/tô với hơn 10 lát tái nạm gân, có lẽ khó có nơi nào rẻ hơn. Đặc biệt, hương vị không hề thua kém tô phở sang trọng nào. Hỏi bí quyết, chị chủ quán thiệt tình: "Nấu đúng liều lượng, vừa nước vừa cái là ngon chứ gì".
Bước qua tuổi 90, mẹ tôi ít ăn phở lại, mà thường dùng món "mềm" hơn như bún riêu hay hủ tiếu thịt bằm. Có lần thấy tôi ăn phở, mẹ hỏi họ có bán phở thịt bằm không? Tôi biết mẹ thèm phở.
Và ngay sáng hôm sau tôi mua tô phở về, lấy thịt tái ra xắt nhuyễn, rồi bằm mềm cho bà ăn. Mẹ nói ngon quá, húp muỗng nước xúp thịt bằm mà béo ngọt. Thế là trên bản đồ phở Việt ở nhà tôi có thêm món phở thịt bằm.
Tô phở thịt bằm của mẹ tôi
Mẹ giờ gần 100 tuổi vẫn nồng nàn cùng tô phở thịt bằm. Cứ mỗi sáng nhìn mẹ bên tô phở nóng mà tôi quên hẳn khái niệm về phở, về hương vị, món ngon..., đọng lại chăng là lâng lâng hình ảnh niềm vui ngày mới.
Một tô của mẹ, một tô của con
Hướng đến Ngày của phở 12-12-2021, báo Tuổi Trẻ tổ chức cuộc thi viết "Phở trong tôi"
YÊU CẦU:
* Bài viết được viết bằng tiếng Việt, tối đa 1.000 chữ.
* Lưu ý: cung cấp thông tin cụ thể nhân vật trong bài (nếu viết về nhân vật).
* Những bài được chọn đăng đều được chấm nhuận bút.
* Bài dự thi chưa từng đăng tải nơi nào khác, tác giả chịu trách nhiệm về bản quyền, không chấp nhận sự trích dẫn tài liệu mà không ghi rõ nguồn gốc.
* Bài tham dự cuộc thi viết xin gửi về email theo địa chỉ: ngaycuapho@tuoitre.com.vn.
* Thời gian nhận tác phẩm dự thi: từ ngày 22-10 đến hết ngày 25-11-2021.
* Các giải thưởng sẽ được công bố tại gala chương trình Ngày của phở 12-12 diễn ra ngày 12-12-2021 tại TP.HCM, bao gồm:
* 1 giải nhất: trị giá 10 triệu đồng/giải
* 1 giải nhì: trị giá 5 triệu đồng/giải
* 1 giải ba: trị giá 3 triệu đồng/giải
* 5 giải khuyến khích: trị giá 1 triệu đồng/giải.
Các điều khoản khác, mời độc giả đọc thêm tại đây.
Ngoài ra, hướng đến Ngày của phở 12-12, báo Tuổi Trẻ đồng thời tổ chức hai cuộc thi khác: Đi tìm người nấu phở ngon 2021 dành cho những người yêu phở và biết nấu phở, và cuộc thi sáng tác video trải nghiệm phở trên TikTok.
Trân trọng kính mời độc giả tham gia.
Thăm dò ý kiến
Sau giãn cách xã hội, bạn mong muốn ăn quán phở nào? Bạn có thể đề cử thêm bằng cách chọn "Ý kiến khác" để gửi mail về tòa soạn. Vui lòng giới thiệu thêm về quán phở yêu thích (tối đa 500 chữ)
Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận