29/06/2018 19:35 GMT+7

Mỗi phút thế giới mất đi diện tích rừng tương đương 40 sân bóng đá

ĐÌNH HẢI
ĐÌNH HẢI

TTO - Rừng đóng vai trò quan trọng với con người, giúp hấp thụ khí carbon thải ra từ các hoạt động của con người. Nhưng con người đang tàn phá rừng không thương tiếc.

Mỗi phút thế giới mất đi diện tích rừng tương đương 40 sân bóng đá - Ảnh 1.

Phá rừng để trồng dầu cọ ở Malaysia - Ảnh: Rich Carey/Shutterstock

Tổ chức giám sát rừng thế giới (Global Forest Watch) và Đại học Maryland đã dùng dữ liệu từ vệ tinh để theo dõi mức độ phá rừng trên Trái đất, do hoạt động của con người hoặc thiên tai như cháy rừng.

Kết quả cho thấy trong năm 2017, hơn 15,8 triệu hécta rừng nhiệt đới bị đốn hạ, tương đương với diện tích đất nước Bangladesh. Điều này đồng nghĩa mỗi phút thế giới mất đi diện tích rừng tương đương 40 sân bóng đá.

Thêm một lần nữa, Brazil đứng đầu danh sách mất rừng. Nguyên nhân hầu hết đến từ lửa. Người dân đốt rừng nhằm tạo đất trống và tiến hành hoạt động nông nghiệp với đậu nành, gia súc, dầu cọ và gỗ. 

Họ thường làm việc này trái phép, thoát khỏi tầm kiểm soát của chính phủ và được trợ giúp từ quan chức tham nhũng.

Biến đổi khí hậu cũng dẫn đến hạn hán và tạo điều kiện thuận lợi cho cháy rừng.

Mỗi phút thế giới mất đi diện tích rừng tương đương 40 sân bóng đá - Ảnh 2.

Số lượng đười ươi giảm mạnh do môi trường sống của chúng bị hủy hoại để trồng dầu cọ. Ảnh: Epicure & Culture.

Đứng thứ hai là Cộng hòa Congo, với diện tích rừng bị mất tăng 6% so với năm 2016. Phần lớn rừng bị mất là do hoạt động chính trị. 

Vào năm ngoái, Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) đã bị lật đổ và giải giáp. Lực lượng này từng kiểm soát diện tích lớn các khu rừng biệt lập và sử dụng chúng theo hướng thương mại rất chặt chẽ. 

Khi FARC thất bại, xuất hiện nhiều nhóm vũ trang nhỏ hơn và họ đang khai thác rừng trái phép để trồng ca cao, đào hầm khai thác khoáng sản và lấy gỗ...

Báo cáo nhấn mạnh công tác bảo vệ rừng có khả năng hỗ trợ hoàn thành đến 30% mục tiêu được đề ra tại Hiệp định khí hậu Paris. Tuy nhiên, số chi phí và năng lượng được đóng góp vẫn chưa đủ để giải quyết vấn đề mất rừng.

Báo động đỏ về mất rừng, tuyệt chủng động vật quý hiếm Báo động đỏ về mất rừng, tuyệt chủng động vật quý hiếm

TTO - Hai nguyên nhân chính gây mất rừng, tuyệt chủng động vật quý hiếm là do buông lỏng quản lý và tâm lý phải kiếm bằng 'đồ quý hiếm' để hưởng thụ, theo các nhà khoa học.

ĐÌNH HẢI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên