22/03/2023 19:37 GMT+7

Mọi con mắt đổ dồn về ngân hàng Trung Quốc do Mỹ khủng hoảng

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) bất ngờ hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) với các tổ chức tài chính. Lần đầu tiên, sự sụp đổ của ba ngân hàng Mỹ gây lo ngại đối với Trung Quốc.

Mọi con mắt đổ dồn về ngân hàng Trung Quốc do Mỹ khủng hoảng - Ảnh 1.

Thống đốc Yi Gang của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc - Ảnh: ASIA TIMES

Kể từ khi Trung Quốc loại bỏ các biện pháp phong tỏa “zero-Covid”, có những dấu hiệu cho thấy mức tiêu dùng trong xã hội không tăng nhanh hoặc mạnh như mong đợi.

Theo báo Asia Times, thời điểm đó Thống đốc Yi Gang của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tập trung hoàn toàn vào việc điều chỉnh lại chính sách tiền tệ một cách cẩn thận, để giải quyết các vấn đề thị trường bất động sản của Trung Quốc.

Điều đó có nghĩa cung cấp vừa đủ thanh khoản được nhắm mục tiêu để tránh vỡ nợ, nhưng không quá nhiều để kích hoạt hoạt động đòn bẩy mới.

Hiện PBOC lại phải tập trung ổn định các ngân hàng Trung Quốc, khi một số ngân hàng Mỹ và Thụy Sĩ rơi vào sự hỗn loạn.

Khi hai ngân hàng Silicon Valley (SVB) và Credit Suisse vấp ngã, các ngân hàng Trung Quốc ít bị đe dọa hơn so với Nhật Bản.

Tuần trước, ba ngân hàng hàng đầu của Nhật Bản gồm Mitsubishi UFJ, Sumitomo Mitsui và Mizuho đã mất hơn 20 tỉ USD giá trị thị trường.

Ngược lại, bốn ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc đã kiếm được nhiều hơn thế - khoảng 30 tỉ USD tại thị trường Hong Kong và Thượng Hải.

Tuy nhiên, PBOC của Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức khó khăn của riêng mình. Không ít trong số đó là những rắc rối đến từ các ngân hàng ở phương Tây.

Nhà kinh tế học Steven Cochrane tại Công ty Moody's Analytics cho biết trước đây các dấu hiệu cho thấy “sự phục hồi của Trung Quốc sẽ diễn ra dần dần với sự tăng tốc chậm của chi tiêu tiêu dùng và đầu tư dự kiến sẽ dẫn đầu”.

Hiện tại, ông nói thêm: "Rủi ro mới này đã xuất hiện khi các điều kiện tài chính để gia tăng đầu tư đang bị thắt chặt, sau sự sụp đổ của một số ngân hàng Mỹ”.

Những rắc rối của các ngân hàng ở phương Tây hiện là dấu hiệu khó khăn rất lớn với các nhà đầu tư của Trung Quốc.

Nhà kinh tế học Tan Kai Xian, Công ty dịch vụ nghiên cứu toàn cầu Gavekal Research, cho biết các biện pháp gần đây của PBOC “chủ yếu giữ cho thanh khoản không bị thắt chặt hơn dự kiến, vì lãi suất liên ngân hàng đã duy trì trên mức chuẩn chính sách của họ trong những tuần gần đây".

Nhưng theo ông Xian, động thái này cũng có thể nhằm ngăn chặn các căng thẳng tài chính toàn cầu có thể làm gián đoạn quá trình Trung Quốc mở cửa trở lại. Chính phủ Trung Quốc không thực hiện các biện pháp kích thích lớn, "điều này có vẻ không cần thiết, nhưng hỗ trợ phục hồi là ưu tiên hàng đầu".

11 ngày hỗn loạn: 4 ngân hàng lớn sụp đổ và 1 bên bờ vực11 ngày hỗn loạn: 4 ngân hàng lớn sụp đổ và 1 bên bờ vực

Tốc độ sụp đổ của bốn ngân hàng - và một ngân hàng tiếp tục gặp khó khăn - đã khiến các nhà đầu tư quay cuồng trong 11 ngày qua.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên