Đến trưa 8-11, mực nước lũ ở các vùng ngoại ô Đà Nẵng vẫn ở mức cao, nhiều khu khu dân cư bị ngập rất nặng khiến người dân đi lánh nạn chưa thể về nhà. Tại huyện Hòa Vang, ở các xã Hòa Phong, Hòa Tiến, Hòa Nhơn, Hòa Phước… thôn làng vẫn còn bị nhấn chìm trong nước.
Nặng nhất là tại xã Hòa Phong nước vẫn còn ngập quá cửa sổ, nhiều gia đình phải trèo lên mái nhà che chắn bạt tạm bợ để ẩn nấp. Ông Lâm Tiến Sỹ, chủ tịch UBND xã Hòa Phong cho biết ngay trong đêm tối 7-11, khi nước lũ lên cao xã đã cử cán bộ dùng thuyền máy đưa tất cả người già và trẻ em đi lánh nạn. Rất may là các hộ dân ở vùng sạt bên mép sông Túy Loan kịp thời di dời trước khi 3 căn nhà đổ xuống sông trong đêm tối.
Phóng to |
Toàn bộ giao thông bị tê liệt, chỉ còn lại thuyền ở Hòa Phong, Đà Nẵng |
Phóng to |
Cứu vớt những tài sản còn sót lại sau lũ ở Hòa Phong, Hòa Vang |
Phóng to |
Anh Nguyễn Hữu Hiên đang cố bơi tiếp cận vào căn nhà của người chị ruột chìm trong lũ ở thôn Cẩm Toại Trung (Hòa Vang) |
Phóng to |
Nước ngập dâng cao ở xã Hòa Nhơn, Hòa Vang |
Phóng to |
Người dân bơi đi mua thực phẩm - Ảnh: ĐĂNG NAM |
Còn tại xã Hòa Liên, nước lũ bao vây cả làng, nhiều người dân buộc phải chạy lên đường tránh Hải Vân - Túy Loan để ở tạm. Riêng tại khu vực nội thành đến sáng 8-11, nước nhiều điểm trên quốc lộ 1A như Ngã Ba Huế, đoạn trước khu công nghiệp Hòa Khánh vẫn còn ngập 0,4m. Cảnh sát giao thông đã có mặt tại các vị trí xung yếu để phân luồng, cấm xe cộ đi qua vùng nước chảy xiết.
Video Kinh thành Huế chìm trong nước lũ 2 người chết do Phòng Truyền hình báo Tuổi Trẻ thực hiện |
Ở các khu phố thuộc phường Hòa An, Hòa Phát (quận Cẩm Lệ) nước lũ vẫn còn ngập nhà dân đến nửa người. Nguyên nhân ngập cục bộ tại các vị trí này theo người dân là do các đơn vị thi công các công trình lấp hết các miệng cống xung quanh.
Sáng 8-11, mưa lớn trên diện rộng kèm theo lượng nước hai thủy điện đầu nguồn của tỉnh Thừa Thiên - Huế là Bình Điền và Hương Điền tiếp tục xả lũ làm nước lũ dâng rất cao.
Cả TP Huế và nhiều huyện vùng đồng bằng của tỉnh này chìm rất sâu trong nước. Tất cả các tuyến đường quốc lộ, từ 1A, đường tránh trung tâm TP Huế, quốc lô 49 A, B và C đều bị ngập, có đoạn sâu đến hơn 1m, có nơi tắc nghẽn cục bộ do sạt lở. Riêng đường quốc lộ 1A đoạn qua TP Huế, có đến ba đoạn bị chặn do ngập sâu. Các tuyến đường tỉnh đều chìm rất sâu, cô lập hàng trăm cụm dân cư.
Riêng ở TP Huế kể từ rạng sáng, nước lũ ngập nặng nhất kể từ đầu năm đến nay. Rất nhiều tuyến đường khu vực trung tâm hoàn toàn bị tắc nghẽn, người dân chỉ có thể đi lại bằng thuyền. Nhiều điểm di tích Huế cũng bị ngập sâu, phải tạm đóng cửa không đón khách tham quan.
Trong đợt lũ này, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tạm di dời ít nhất 30.000 hộ dân ra khỏi vùng xung yếu, sạt lở sông và biển. Có ít nhất 1 người chết, đó là em Nguyễn Hữu Khá, 14 tuổi, học sinh lớp 8 tại xã Thượng Long, huyện Nam Đông. Buổi sáng, công an phường An Đông - TP Huế cũng đã vớt được một thi thể trôi dạt vào bờ.
Phóng to |
Cảnh sát giao thông Hương Thủy và TP Huế đã phải lập chắn để trung chuyển người dân qua đoạn đường do nước ngập cao - Ảnh: TIẾN LONG |
Phóng to |
Cụ Tống Thị Khoai, 86 tuổi trú tại tổ 11 khu vực 1 phường Phú Bình - TP Huế đang dọn lũ - Ảnh: THÁI LỘC |
Phóng to |
Nước ngập rất sâu, bà Trần Thị Bé, 40 tuổi ở khu vực 1 phưởng Phú Bình (Huế) đang lội nước đi mua thức ăn trưa, ngày 8-11 - Ảnh: THÁI LỘC |
Phóng to |
Một góc trung tâm TP Huế trưa 8-11 - Ảnh: THÁI LỘC |
Phóng to |
Đường sắt đoạn chắn La Chu thuộc cung đường Văn Xá - Huế bị ngập sâu - Ảnh: THÁI LỘC |
Phóng to |
Người dân Huế trong ngày 8-11 chủ yếu đi lại bằng thuyền. Nước ngập sâu khiến đường trở thành nơi vớt cá của một số dân mặt tiền đường Huỳnh Thúc Kháng - Ảnh: THÁI LỘC |
Phóng to |
Ảnh: TIẾN LONG |
Phóng to |
Người dân thôn Trung Phước 2, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn tìm lại các vật dụng trong gia đình sau đêm chạy lũ - Ảnh: Tấn Vũ |
Lúc 6g30 sáng nay 8-11, trên đường đi học em Lê Duy Hòa, học sinh lớp 5/4, trường tiểu học Kim Đồng, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) đã bị lũ cuốn trôi. Chính quyền địa phương đã huy động lực lượng tìm kiếm nhưng vẫn chưa tìm thấy thi thể.
Tại huyện Điện Bàn có 2 trường hợp khác thiệt mạng mới được phát hiện trong sáng nay là ông Võ Văn Lai (44 tuổi) trú thôn Diệm Sơn, xã Điện Tiến, trong lúc dọn lụt (nước lụt ngập hơn 1m chảy vào nhà) đã bị cuốn trôi, chưa tìm được thi thể. Ông Lê Đức Út (34 tuổi) trú thôn Triêm Đông, xã Điện Phương trong lúc di dời đồ đạc đã bị điện giật chết tại chỗ.
Sáng nay 8-11, nhiều khu vực ở Quảng Nam vẫn còn chìm sâu trong nước lũ. Quốc lộ 1A bị chia cắt nhiều đoạn.
Tại thôn Trung Phước 2, xã Quế Trung (Nông Sơn) mưa ngớt, nước rút nhanh nhưng hàng trăm nhà dân vẫn bị chìm trong biển nước. Nhiều nhà dân còn ngập ngang mái. Người dân bắt đầu kéo về nhà tìm lại các vật dụng còn sót lại sau đêm chạy lũ kinh hoàng. Hoàng loạt giếng nước bị ngập nặng, người dân phải chèo ghe vào các con suối gần đó để chở nước sinh hoạt. Điện vẫn bị cắt, thiệt hại chưa thể thống kê.
Trong khi đó tại quốc lộ 1A đoạn qua ngã ba Hương An và bên cầu Bà Rén thuộc địa bàn huyện Quế Sơn, nước lũ tràn qua quốc lộ chảy xiết. Ông Văn Bá Năm - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Duy Xuyên thông tin có khoảng 250 nhà dân nằm dọc các triền sông trên địa bàn bị ngập lũ rất sâu.
Hàng loạt khu dân cư trên địa bàn huyện Điện Bàn bị lũ cô lập và con đường huyết mạch ĐT 608 từ thị trấn Vĩnh Điện đi thành phố Hội An cũng đã bị ngập khoảng 0,5 mét khiến giao thông ách tắc nghiêm trọng.
Phóng to |
Người dân thôn Trung Phước 2, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn đào đất san lấp lại nền nhà bị lũ cuốn trôi - Ảnh: Tấn Vũ |
Phóng to |
Sáng nay quốc lộ 1A qua Quảng Nam bị ngập nặng - Ảnh: Tấn Vũ |
Theo thông tin từ huyện Đông Giang thì vào khoảng 6g sáng 8-11, mưa lũ đã cuốn trôi cô giáo Trương Thị Nhân (sinh năm 1980) là giáo viên trường THCS A Vương (huyện Tây Giang) đang từ hướng Đà Nẵng lên trường trên đường ĐT 604.
Thêm một học sinh chết vì lũ cuốn trôi
Khoảng 6 giờ hôm nay (8-11), tại khu vực cầu Tư Thiết (hay cầu Tòa án), thuộc khu vực tổ 1 , thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình đã xảy ra ngập úng, lũ băng qua tuyến đường ĐT14E và do nước chảy xiết đã cuốn trôi một em học sinh đang trên đường đến trường.
Danh tính em học sinh được xác định là em Lê Duy Hòa (11 tuổi, học sinh lớp 5/2, trường Tiểu học Kim Đồng, thị trấn Hà Lam) là con trai của anh Lê Duy Hiền (trú tại thôn Quý Thạnh, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình).
Phóng to |
Khu vực này nước chảy xiết nên em Lê Duy Hòa đã bị nước cuốn theo |
Sau khi nhận được tin báo, gia đình, công an và chính quyền địa phương đã phối hợp tiến hành tìm kiếm xác của em học sinh. Sau hơn 4 tiếng rưỡi tìm kiếm, đến 11g20 trưa hôm nay 8-11, thi thể của em Lê Duy Hòa đã được trục vớt. Xác của em Lê Duy Hòa bị mắc vào một bụi tre, cách vị trí em bị lũ cuốn trôi chừng 400 mét.
Đại diện lãnh đạo trường Tiểu học Kim Đồng và chính quyền xã Bình Quý đã đi thăm hỏi và hỗ trợ kịp thời để gia đình tiến hành mai táng thi thể em Lê Duy Hòa.
Thủy điện sông Tranh 2 xả lũ
Sáng 8-11, theo thông báo của Công ty Thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam), bắt đầu từ tối 7-11 và sáng 8-11, công ty đã tiến hành xả lũ từ 4.000m3/s lên 5.000m3/s. Trong khi đó trời tiếp tục mưa to, lượng mưa Trạm Thủy văn Nông Sơn đo được vào sáng nay là 185mm và mực nước sông Thu Bồn ở mức cao 16.9m.
Tại huyện Nông Sơn, tình hình mưa lũ trên địa bàn diễn ra phức tạp, mưa lớn ở thượng nguồn cộng với thủy điện Sông Tranh 2 xả lũ nên đoạn ngã ba Cầu Muồng (xã Quế Trung) đến Chợ Thơm (xã Quế Lộc) chìm sâu trong nước. Nhiều đoạn thuộc tuyến đường ĐT 611 nước ngập sâu từ 2-4m, tuyến đường ĐT610 huyện Duy Xuyên đi Nông Sơn cũng không thể qua lại được. Huyện Nông Sơn vẫn bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài.
Hiện nay, do bị lũ lụt chia cắt nên các trường học ở địa phương này đã cho học sinh nghỉ học, riêng Trường THCS Quế Ninh đã cho học sinh nghỉ học hơn 10 ngày nay.
Toàn huyện có trên 1.000 ngôi nhà bị ngập sâu trong lũ. UBND huyện đã triển khai phương án di dời khẩn cấp 1.200 hộ dân. Đến 9g ngày 8-11 lực lượng xung kích ở các địa phương đã tổ chức sơ tán hơn 6.000 người dân ra khỏi những nơi nguy hiểm có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét.
Ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 1A
Đến 12g trưa nay 8-11, mưa đã tạnh song nước lũ từ thượng nguồn các con sông vẫn đổ về đồng bằng Quảng Nam. Nước lũ tràn qua Quốc lộ 1A đoạn qua địa phận phía bắc tỉnh Quảng Nam khiến giao thông hết sức phức tạp và khó khăn.
Quốc lộ 1A đoạn xã Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung kéo dài đến Vĩnh Điện, nước lũ đục ngàu chảy xiết từ phía tây sang phía đông khiến cả đoạn dài nhiều kilomet bị ngập từ 30-40cm so với mặt đường.
lực lượng chức năng đã phải nghiêm cấm xe máy, chỉ cho ôtô tải nặng, ôtô khách từ 30 người trở lên di chuyển. Hàng đoàn ôtô hướng Bắc - Nam và ngược lại dài hàng chục kilomet “bò” từ từ qua những đoạn nước ngập và chỉ được phép chạy một chiều. Vì thế các loại ôtô phần chờ đường, phần bị hỏng và chết máy nằm la liệt dọc đường. Tài xế, hành khách phải ăn uống, sinh hoạt trên xe, dưới đường.
Phóng to |
Nước lũ ngập sâu từ Quốc lộ 1A vào khu dân cư xã Điện Thắng Bắc, huyện Điện Bàn, Quảng Nam trưa 8-11 - Ảnh: V.Hùng |
Phóng to |
Hàng nghìn ôtô đậu trên Quốc lộ 1A xã Điện Thắng Bắc chờ thông đường trưa 8-11 - Ảnh: V.Hùng |
Phóng to |
Nước lũ đoạn thị trấn Nam Phước tràn qua Quốc lộ 1A gần nửa mét - Ảnh: V.Hùng |
Phóng to |
Các khu dân cư dọc Quốc lộ 1A đoạn Quế Sơn bị ngập nặng nề - Ảnh: V.Hùng |
Ngay ngã ba Nam Phước, nước ngập Quốc lộ 1A gần nửa mét khiến phần lớn những ôtô nhỏ không được qua lại. Lực lượng công an, CSGT chỉ cho phép những ôtô lớn đi chậm qua đoạn đường này. Vì thế, gần 10km từ thị trấn Nam Phước đến xã Quế Xuân (huyện Quế Sơn), các loại ôtô nằm dài hai bên đường chờ thông tuyến.
Đến đầu giờ chiều nay, hai khu dân cư dọc Quốc lộ 1A của thị trấn Vĩnh Điện, thị trấn Nam Phước, nước lũ vẫn còn ngập sâu, nhiều căn nhà chỉ còn nhìn thấy mái. Các trường học đã cho học sinh nghỉ. Còn người dân đi lại chỉ bằng thuyền, ghe. Mọi hoạt động mua bán, làm ăn của nhiều đơn vị đã phải dừng chờ lũ rút.
Kè An Lương bị lũ phá
Sáng 8-11, tuyến kè An Lương dài trên 1.062 m đi qua 2 xã Duy Hải và Duy Nghĩa của huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đã xuất hiện tình trạng sụt lún nghiêm trọng, đe dọa an toàn của chính công trình kè và cuộc sống của hàng trăm hộ dân các thôn ven biển thuộc 2 xã Duy Hải và Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên.
Phóng to |
Người dân tham gia khắc phục kè An Lương, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam (hình lấy từ camera) |
Trước tình hình đó, khoảng 500 người dân của 2 thôn Thuận An và An Lương đã được huy động để cùng tham gia đắp tạm bao cát nhằm tránh cho công trình bị phá vỡ.
Có mặt tại hiện trường, chúng tôi chứng kiến tuyến kè có hàng chục điểm sụt lún để trơ ra những hố sâu, đục ngầu nước lũ. Một số đoạn kè bị nước lũ ngoạm sâu vào trong lòng kè từ 4-5m, hất tung mặt kè. Công trình Kè An Lương đứng trước nguy cơ “biển ăn” vào thành một cửa sông.
Ông Phạm Đạo, Trưởng thôn An Lương, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên cho biết, đến đầu giờ chiều cùng ngày (8-11) hơn 3.500 bao cát đã nhanh chóng được đắp để “hàn” vào những lỗ thủng lớn trên tuyến kè.
Tuy nhiên, tuyến kè hiện còn đoạn dài trên 200m thuộc các thôn Thuận An và An Lương đã xuất hiện những điểm hư hỏng mới bên cạnh những điểm sạt lở cũ chưa khắc phục xong. Kè An Lương được xây dựng vào năm 2007 với tổng kinh phí trên 25 tỉ đồng. Tuyến kè này có nhiệm vụ chống xói lở bờ biển, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho khoảng 1.000 hộ dân thuộc 2 xã Duy Hải và Duy Nghĩa.
Bình Định: hàng ngàn học sinh nghỉ học
Theo trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Bình Định, đêm 7-11 lũ trên các sông trong tỉnh đã đạt đỉnh và đang xuống chậm.
Sáng 8-11, nước từ thượng nguồn đổ về tiếp tục gây ngập úng và chia cắt một số xã: Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Sơn, Phước Thuận (huyện Tuy Phước), Cát Tiến, Cát Chánh và Cát Thắng (huyện Phù Cát).
Đến 10g, vùng hạ lưu khu đông huyện Tuy Phước đã bị ngập nặng, nước lũ chia cắt nhiều khu dân cư các xã Phước Thắng, Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thuận.
Phóng to |
Hạ lưu khu đông huyện Tuy Phước ngập nặng - Ảnh: Xuân Vinh |
Phóng to |
Vùng hạ lưu khu đông huyện Tuy Phước ngập nặng, nước lũ chia cắt nhiều khu dân cư |
Hơn 25.000 học sinh các cấp ở các xã khu Đông của huyện Tuy Phước phải tiếp tục nghỉ học. Gần 10.000 công nhân ở những địa phương này không thể đến nơi làm việc tại các khu công nghiệp ở TP Qui Nhơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận