18/01/2023 08:54 GMT+7

Mầm thương về nhà, chồi non đã lớn

Tết nhắc nhớ chúng ta sum vầy, đoàn tụ cùng những người thương ở nơi xa. Để rồi mỗi người đều thấm thía rằng Tết là để về nhà, để cháu con đoàn tụ với ông bà, cha mẹ.

Mầm thương về nhà, chồi non đã lớn - Ảnh 1.

Tết đến nhiều người tranh thủ về nhà để sum vầy với gia đình. Ảnh vợ chồng anh Hải, chị Hồng và con gái Duyên An đi chụp ảnh Tết tại đường hoa Phú Mỹ Hưng, quận 7,TP.HCM chiều 16-1- Ảnh: QUANG ĐỊNH

Xuân đến khi người người nhà nhà chuẩn bị cho một mùa Tết ấm no, cũng là dịp trái tim ta lắng lại, để yêu, để thương, để nhìn nhận và học nhiều từ chuyện-Tết. Đi qua hành-trình-bình-thường-mới của năm 2022, chúng ta lại càng thấm thía hơn chuyện "Mầm-thương-về-nhà".

Tết đến là để về nhà...

Tết đến, bản thân mỗi người học được tầm quan trọng của tình thân. Có lẽ, bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có sự đồng hành, giúp đỡ của những người thân yêu xuyên suốt năm qua. Nhờ vậy cuộc sống trở nên bình an, hạnh phúc hơn. 

Chúng ta biết ơn, tri ân những người thương đã đi cùng ta suốt 365 ngày thôi chưa đủ, mà Tết còn nhắc nhớ chúng ta sum vầy, đoàn tụ cùng những người thương ở nơi xa. Để rồi mỗi người đều thấm thía rằng Tết là để về nhà, để cháu con đoàn tụ với ông bà, cha mẹ.

Những ngày cuối tháng chạp này, các bến xe nô nức, đông người - những con người từ phương xa tranh thủ vội vã về nhà sum vầy bên mâm cơm đoàn viên ấm áp. 

"Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy". Những ngày mùng 1, mùng 2 Tết, ta thấy đâu đâu cũng là những chuyến xe chở cả một đại-gia-đình đi mừng thọ ông bà, chúc Tết họ hàng. Hay dù bận đến mấy, các thành viên trong gia đình cũng tranh thủ thời gian viếng mộ, làm lễ thanh minh, sửa soạn mâm cơm tất niên, cung kính thắp nén nhang, mời hương linh tổ tiên về ăn Tết sum vầy với con cháu. Bài học tình thân cứ như thế mà đong đầy, chứa chan, lắng đọng nơi trái ngực mỗi người. Vậy nên, Tết là chuyện "Mầm-thương-về-nhà".

Khúc nhạc xuân như gieo vào lòng người sự trẻ trung, phơi phới. Mùa xuân là mùa khởi đầu, là mùa hoa lá đâm chồi nảy lộc xum xuê, xanh mướt, cũng là mùa trẻ con thêm lớn, thêm khôn ngoan. Nếu như mùa xuân trong mắt người lớn là sự nhộn nhịp, háo hức chuẩn bị Tết đoàn viên, thì mùa xuân trong mắt trẻ thơ, người trẻ là sự vui sướng, hạnh phúc hồn nhiên bởi Xuân-đã-về nghĩa là "Chồi-non-đã-lớn". Vì thế, Tết là dịp những-đứa-trẻ-đang-tập-lớn học cách lớn. 

Bước sang năm mới, mỗi "chồi non" đều học cách ngoan ngoãn hơn, hiếu thảo hơn, trưởng thành hơn. Thêm tuổi mới nghĩa là "chồi non" thêm trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội. Để rồi, năm mới, "chồi non" sẽ lớn dần hơn trong suy nghĩ và hành động, có thể vạch ra những mục tiêu, kế hoạch cho riêng mình để phấn đấu mỗi ngày.

Tết Việt xưa nay vốn luôn sâu sắc và đậm đà bản sắc dân tộc, bởi bề dày phong tục tập quán. Mừng Tết đến, đón Xuân về vì thế cũng là chuyện "Lá-càng-thêm-xanh" - các giá trị đẹp đẽ xưa cũ được giữ gìn và phát huy, tô đậm thêm.

Trong trái tim của mỗi người con trên mảnh đất hình chữ S này luôn tỉ mẩn gói ghém miền ký ức nồng nàn vị Tết. Ta học được văn hóa dân tộc từ Tết. Từ tục xông đất đến tục mừng tuổi - lì xì, từ các món ăn đặc sản Tết đến vẻ đẹp của chợ hoa, chợ Tết, từ các trò chơi dân gian đến những lễ hội mừng Xuân gắn liền với từng địa phương. Những giá trị truyền thống vô cùng sâu sắc ấy đủ vững chãi để chúng ta nương tựa, giúp chúng ta vượt qua được những thách thức của thời cuộc.

Nàng Xuân ghé đến, để rồi, trái tim ta như chớp được một-khắc để lắng lại sau những bộn bề một năm đã qua. Mỗi một-khắc con tim lắng lại, ta suy ngẫm được mỗi một bài học ý nghĩa từ Tết. Tết là vui, là an, là phúc, là tài, là lộc, là may, là chồi non đã lớn...

Má ơi, tụi con sẽ luôn về nhàMá ơi, tụi con sẽ luôn về nhà

Ba mất sớm, tối mùng 1 chúng tôi về bên má. Hàng chục năm cũng vẫn hộp bánh mứt và những lon nước ngọt. Quây quần bên má là những đứa con, đứa cháu.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên