Mặc đẹp nơi công sở và chuyện hàng hiệuĐẹp nơi công sở
Phóng to |
Nhà thiết kế thời trang Vincent Đoàn (bìa phải) cùng các vị khách mời trả lời những câu hỏi của các bạn trẻ tại buổi giao lưu - Ảnh: Minh Đức |
Xem video |
Phù hợp từ giảng đường sang công sở
Làm thế nào ăn mặc phù hợp với môi trường công sở là mối quan tâm lớn nhất của các bạn SV năm cuối tham gia chương trình. Nhà thiết kế trẻ Phạm Đăng Anh Thư chia sẻ: “Thời trang là trang phục phù hợp với thời đại và hoàn cảnh”. Cho nên khi quan tâm đến thời trang phải chú ý đến ba yếu tố: phù hợp với bản thân, phù hợp với môi trường và phù hợp với đối tượng tiếp xúc.
Anh Thư cũng lưu ý rằng thói quen ăn mặc thời sinh viên sẽ ảnh hưởng nhiều đến cách ăn mặc nơi công sở về sau. “Vì vậy, khép mình vào “kỷ luật” ăn mặc từ thời SV sẽ giúp bạn khi bước vào môi trường đi làm không bị ngỡ ngàng mà ngược lại sẽ thấy thoải mái và tự tin hơn”, lời khuyên của nhà thiết kế trẻ. Đỗ Nguyệt Hà cho rằng nhiều sinh viên hiện nay ăn mặc còn tuềnh toàng vì nghĩ rằng SV thì không cần... khoe mã. “Thói quen này sẽ ảnh hưởng nhiều khi người đó bắt đầu đi làm” - Hà nói.
Nguyệt Hà cho rằng ăn mặc đẹp là tôn trọng mình và tôn trọng những người xung quanh. Mỗi sáng ra khỏi nhà với bộ quần áo ưng ý sẽ giúp mình cảm thấy tự tin, phấn khởi hơn rất nhiều. Các bạn SV không nên bỏ ra quá nhiều tiền để có một bộ quần áo đẹp, tuy nhiên cần thiết có khoản đầu tư cho chuyện ăn mặc.
Nguyệt Hà cho biết khi còn là sinh viên đã từng tìm đến những cửa hàng quần áo bán đồ siđa vì giá rẻ mà lại có thể kiếm được nhiều món đồ độc đáo. Thay vì bỏ ra số tiền lớn để mua chiếc áo ở một cửa hiệu dễ tìm thì có thể đầu tư thời gian, công sức tìm kiếm chiếc áo đó ở những nơi giá rẻ hơn.
Đẹp hơn trong mắt mọi người
Nhà thiết kế Vincent Đoàn cho rằng mọi người thường ít để ý thời gian ở công sở chiếm phần lớn trong một ngày của mỗi người. Cho nên, nhiều người lại bỏ quên chuyện chăm chút cho bộ trang phục khi đi làm và còn tồn tại suy nghĩ: đó là loại quần áo thô, cứng và không hợp thời trang.
“Bộ trang phục góp phần tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp và là yếu tố đầu tiên nói lên bạn là ai. Tùy theo ngành nghề mỗi người nên chọn những bộ trang phục phù hợp” - Vincent Đoàn nói. Anh dẫn ví dụ đối với người làm về thời trang nên ăn mặc thể hiện được cá tính riêng hay với người làm về tài chính thì trang phục cần sự nghiêm túc, đứng đắn để tạo lòng tin nơi khách hàng. Các yếu tố về một bộ trang phục công sở đẹp phải chú ý đến là: kiểu dáng, màu sắc, độ vừa vặn...
Màu sắc của trang phục nên là những màu nhẹ như trắng, xanh nhạt, xám... để không gây khó chịu về thị giác cho người đối diện. Khi lựa chọn một bộ trang phục, trước tiên người đó phải tự đặt câu hỏi: Mình đang làm nghề gì? Công việc ra sao? Và đối tượng sắp gặp là ai? Trong tủ quần áo của mỗi người cần có sự phân chia thành quần áo đi làm, quần áo đi chơi và cả trang phục có thể đi làm lẫn đi chơi.
Trang điểm hay không, trang điểm như thế nào cho phù hợp khi đi làm cũng là vấn đề nhiều bạn gái trẻ quan tâm. Theo nhà thiết kế Phạm Đăng Anh Thư, các bạn nên trang điểm nhẹ nhàng khi đi làm để tự tin hơn, nhưng đừng làm quá đậm và cầu kỳ. Mỗi người nên lựa chọn cho mình phong cách trang điểm phù hợp với khuôn mặt, làn da, điều kiện làm việc và công việc hiện tại.
“Chọn phong cách quá nổi bật tại chốn đông người, khi đi làm việc, khi gặp gỡ đối tác là điều phải cân nhắc kỹ lưỡng và có sự điều chỉnh phù hợp” - nhà thiết kế Vincent Đoàn nói.
“Thật sự trang phục không làm nên con người mà chính sự tự tin sẽ giúp bạn trẻ toát lên phong cách, làm cho mình có bản lĩnh trước người đối diện. Vì vậy, mỗi người nên định hướng phong cách cá nhân của bản thân cho vừa phù hợp với môi trường công sở nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng”, nhà thiết kế Anh Thư đưa ra lời khuyên.
Không nên tạo ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng Ở góc nhìn của một nhà tuyển dụng, bà Nguyễn Quỳnh Hương cho biết khi phỏng vấn ứng viên bà gặp rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường ăn mặc tươm tất, nhưng cũng không ít bạn không quan tâm đến vẻ bề ngoài. “Chưa nói đến ăn mặc đẹp hay không nhưng nếu bạn không quan tâm vẻ bề ngoài của mình sẽ làm người đối diện dễ mất cảm tình”, bà Hương chia sẻ. Trả lời thắc mắc của bạn Trần Thị Anh Minh (23 tuổi) về việc sơn móng, nhuộm tóc khi đi phỏng vấn, bà Quỳnh Hương cho rằng đó là điều bình thường nhưng không nên quá sặc sỡ, tạo ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận