Năm 1988, Liên Hiệp Quốc chọn ngày 26-6 hằng năm làm Ngày quốc tế phòng chống ma túy. Ở Việt Nam, từ năm 2001 Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 26-6 là Ngày toàn dân phòng chống ma túy.
Vì mỗi con người là một kiến tạoTrở lại những điểm nóng ma túy
Nếu thể hiện cuộc chiến chống ma túy như là một bức tranh, thì bức tranh này luôn tồn tại hai màu đen và trắng.
Cái mảng đen luôn được những kẻ vô lương tâm, chạy theo đồng tiền bằng mọi giá đã tìm cách đưa ma túy vào mọi ngóc ngách của xã hội để đầu độc bao thế hệ thanh niên. Nó không chừa bất cứ ai, từ người nghèo đến người giàu, từ người trí thức đến người ít học, từ những khu lao động nghèo đến những vũ trường hào nhoáng sang trọng.
Và để đẩy lùi mảng đen, cả xã hội đã cùng vào cuộc. Từ những lực lượng chuyên nghiệp của công an đến các hội đoàn, các thành viên trong các gia đình chẳng may có con em nghiện ma túy. Thậm chí không ít người nghiện nhận thức được sự hủy hoại kinh khủng của ma túy và đã tự nguyện cai nghiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, cuộc chiến đẩy lùi bóng đen của ma túy thật cam go, hao tốn tiền của và nhân lực.
Trong phóng sự ảnh này, chúng tôi muốn kể với mọi người rằng trong xã hội vẫn còn đó những tụ điểm mua bán ma túy, vẫn còn đó những con nghiện. Nhưng bên cạnh đó, đã có không ít người cố gắng thoát khỏi nó bằng những nỗ lực đáng trân trọng.
![]() |
Trưa 20-6, tại hẻm 1678 Phạm Thế Hiển, Q.8, TP.HCM - một điểm nóng về mua bán ma túy trong nhiều năm, hai thanh niên chở nhau tới đầu hẻm. Một người đứng đợi, một người vào trong lấy “hàng” ít phút rồi quay ra lên xe đi tiếp |
![]() |
Thanh niên mặc áo đen vô tiệm thuốc ở chân cầu Nhị Thiên Đường, Q.8 mua bơm kim tiêm |
![]() |
Pha thuốc với nước cất |
![]() |
Sau khi vòng xuống gầm cầu Nhị Thiên Đường, hai thanh niên bỏ xe trèo lên giữa dải phân cách pha ma túy, chích cho nhau giữa hai dòng xe qua lại |
![]() |
Chích xong cả hai vội vàng bỏ đi, bỏ lại bơm kim tiêm. Trước khi hai thanh niên này tới, nơi đây có rất nhiều bơm kim tiêm đã qua sử dụng |
![]() |
Năm 1990, Nguyễn Xuân Cường (ở TP Thái Nguyên) theo đám bạn đi làm vàng ở Bắc Kạn, sau ba tháng đã bị nghiện ma túy. Trở về nhà, sau nhiều năm quyết tâm cai nghiện bằng cách tự trói mình ở trong nhà, cuối cùng đến năm 2004 anh đã thành công. Theo gương cai nghiện của anh, nhiều bạn nghiện đã tìm đến để xin giúp đỡ cho họ tự cai. Anh Cường đã cho xây hẳn một nhà có lồng sắt để giúp cắt cơn nghiện hiệu quả. Hằng ngày anh túc trực động viên bạn cùng cảnh, chăm sóc từ miếng ăn đến việc xoa bóp mỗi khi họ qua cơn nghiện |
![]() |
Đinh Thị Hằng (34 tuổi, Hà Nội) vẫn giữ sợi xích sắt trên đầu giường đã từng giúp chị cai nghiện |
![]() |
Chị Hà Thị Nhâm từng là ca sĩ ở Thái Bình, bị nghiện ma túy và đã cai nghiện thành công - Ảnh: Hoài Thanh |
![]() |
Phút cảm động của Hà Thị Nhâm khi chia tay cô giáo Huyền, cán bộ Trung tâm Giáo dục lao động số 2 Hà Nội |
![]() |
Hà Thị Nhâm phân tích những tác hại của ma túy với các bạn đồng cảnh trong CLB |
![]() |
Sau khi cai nghiện trở về năm 2003, Phan Văn Kiên (ở TP Vinh, Nghệ An) quyết tâm làm lại cuộc đời. Đến nay anh đã có một cửa hàng rửa xe máy khá đông khách, thu nhập ổn định tại nhà |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận