11/02/2022 15:05 GMT+7

Liên minh Viễn thông quốc tế phê duyệt khuôn khổ kỹ thuật NFT

MINH HẢI (Theo SCMP)
MINH HẢI (Theo SCMP)

TTO - Đây là ​​tiêu chuẩn kỹ thuật NFT đầu tiên được Liên minh Viễn thông quốc tế, cơ quan của Liên Hiệp Quốc về công nghệ thông tin và truyền thông, phê duyệt.

Liên minh Viễn thông quốc tế phê duyệt khuôn khổ kỹ thuật NFT - Ảnh 1.

Khuôn khổ kỹ thuật này do Tencent Holdings đứng đầu phát triển, với sự tham gia của Ant Group và nhiều đơn vị công nghệ Trung Quốc khác như Học viện Công nghệ thông tin và truyền thông Trung Quốc, Đại học Bưu chính viễn thông Bắc Kinh và Phòng thí nghiệm Chiết Giang.

Theo SCMP hôm 10-2, dự án, được gọi là "khuôn khổ kỹ thuật cho các dịch vụ thu thập kỹ thuật số dựa trên công nghệ sổ cái phân tán (DLT)", đã được Liên minh Viễn thông quốc tế, cơ quan của Liên Hiệp Quốc về công nghệ thông tin và truyền thông, phê duyệt.

Có điều đặc biệt là các NFT của Trung Quốc không sử dụng blockchain công khai, phi tập trung vì Chính phủ Trung Quốc đã cấm tiền mã hóa. Thay vào đó, quốc gia này đang phát triển mạng lưới của riêng mình dựa trên các blockchain được chính phủ kiểm soát và phải được mua bằng nhân dân tệ.

Phía Tencent cho biết bản thảo đầu tiên dự kiến ​​sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2022 và bản thảo cuối cùng sẽ được hoàn thành vào năm sau trước khi đệ trình.

Nhiều công ty công nghệ Trung Quốc hiện cung cấp NFT xây dựng trên các blockchain liên hợp của họ. Chúng khác với các blockchain công khai được sử dụng để hỗ trợ tiền mã hóa như bitcoin và ethereum ở điểm: là sự kết hợp của các blockchain công khai và riêng tư nhưng được các tổ chức có thẩm quyền giám sát và đặc biệt không có sự tham gia của công chúng.

Các công ty công nghệ Trung Quốc như Bilibili, Tencent, Alibaba, JD.com, Baidu, Xiaomi và Xiaohongshu đều đang bán các bộ sưu tập kỹ thuật số của riêng mình.

Vào tháng 7-2021, Zhixin Chain - thuộc Tencent - là nhóm đầu tiên ở Trung Quốc ra mắt dịch vụ kỹ thuật thu thập kỹ thuật số có tên là "Meta-Artifact Protocol".

Thuật ngữ NFT (Non-fungible token, token không thể thay thế) ra đời từ năm 2017. Thuật ngữ công nghệ này dùng để chỉ một dạng vật phẩm ảo được xác thực bằng công nghệ blockchain, có chữ ký số của người sở hữu.

Tác phẩm nghệ thuật dưới dạng NFT luôn là bản gốc, không thể sao nhái. Chính vì vậy, người mua có thể truy nguyên tác giả sở hữu mà không cần đơn vị trung gian hay nhà đấu giá nào đứng ra xác tín.

Phiên bản NFT của ca khúc Phiên bản NFT của ca khúc 'Hey Jude' có giá gần 77.000 USD

TTO - Phiên bản NFT bản thảo viết tay của ca khúc kinh điển "Hey Jude" đã được mua lại với giá gần 77.000 USD trong một phiên đấu giá do Julien's Auctions tổ chức ngày 7-2 tại California (Mỹ).

MINH HẢI (Theo SCMP)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên