20/11/2018 19:59 GMT+7

Lễ hội toilet: Chuyện dị thường hay yêu cầu của văn minh?

HIỀN THƯƠNG
HIỀN THƯƠNG

TTO - Lễ hội toilet - cái tên gọi khiến người ta dễ liên tưởng, dễ buồn cười mà nhận xét 'đúng là trên đời này chẳng có gì là không thể xảy ra'. Thế nhưng, đằng sau cái tên gọi ấy lại là một câu chuyện về cuộc sống văn minh.

Lễ hội toilet: Chuyện dị thường hay yêu cầu của văn minh? - Ảnh 1.

"Khi tự nhiên kêu gọi…" thông điệp của Ngày nhà vệ sinh thế giới - Ảnh: worldtoiletday

"Khi tự nhiên kêu gọi, chúng ta phải lắng nghe và hành động" là slogan của Ngày nhà vệ sinh thế giới năm 2018 (World Toilet Day). Thông điệp đặt ra yêu cầu với xã hội là phải cùng chung tay bảo vệ môi trường và hướng đến cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn.

Quay trở lại mốc thời điểm năm 2001, khi ngày 19-11 lần đầu tiên được lựa chọn trở thành Ngày nhà vệ sinh thế giới, đó là nỗ lực của những nhà trí thức đấu tranh để xây dựng một xã hội văn minh.

Hãy lấy Lễ hội toilet ở Ấn Độ ra làm một ví dụ điển hình. Lễ hội được hình thành ở trên bối cảnh rất nhiều nơi ở Ấn Độ thiếu nhà vệ sinh công cộng. Việc tiểu tiện, đại tiện ở ngoài đường/ngoài đồng đã thành thói quen của người dân ở làng quê và thậm chí cả ở những thành phố lớn.

Lễ hội toilet: Chuyện dị thường hay yêu cầu của văn minh? - Ảnh 2.

Hình ảnh trong Lễ hội toilet tại New Delhi năm 2014 - Ảnh: Baidu

Một nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, an toàn là nhu cầu cần thiết đối với người dân, nhưng không phải ở đâu người ta cũng quan tâm đến nhu cầu tối thiểu này. Giáo sư Arjun Apadurai trong một nghiên cứu của mình đã chỉ ra Lễ hội toilet ở Ấn Độ là đại diện cho sự phát triển, tiến bộ về nhận thức của người dân.

Tương phản với sự nghèo đói và lạc hậu - nhà vệ sinh được xem như một biểu trưng của cuộc sống hiện đại văn minh. Giáo sư Arjun Appadurai cho rằng khi trình độ nhận thức của người dân Ấn Độ được nâng cao thì Lễ hội toilet ra đời chính là thể hiện cho khát vọng vươn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.

Khi nói về Lễ hội toilet, giáo sư Arjun Apadurai nhấn mạnh về bối cảnh ở Mumbai - thành phố đông dân nhất ở Ấn Độ. Ở thành phố này người ta từng quen với việc thiếu hụt nhà vệ sinh công cộng đến nỗi đàn ông, đàn bà, trẻ em đều phóng uế ở đường phố khi có nhu cầu.

Đó là nỗi đau, là sự sỉ nhục, khi những hành động riêng tư cá nhân buộc phải thực hiện ở chốn công cộng. Đó cũng thể hiện sự thiếu quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng phục vụ người dân của chính quyền.

Giáo sư Arjun Apadurai đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết của nhà vệ sinh công cộng như là cách để bảo vệ sự an toàn, tự tôn cho người dân thành phố, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em.

Lễ hội toilet: Chuyện dị thường hay yêu cầu của văn minh? - Ảnh 3.

Nhà vệ sinh công cộng cần có sự sạch sẽ, an toàn và phân biệt khu vực theo giới tính - Ảnh: Baidu

Nói đến Lễ hội toilet ở Ấn Độ cần phải nói đến tiến sĩ Bindeshwar Pathak, nhà nghiên cứu về xã hội học tiên phong trong phong trào kêu gọi đòi hỏi chính quyền đất nước quan tâm đến việc xây dựng nhà vệ sinh công cộng cho người dân.

Ông dành gần 40 năm để xây dựng và phát động phong trào này tại Ấn Độ, đồng thời cũng là người xây dựng ý tưởng về việc tổ chức một Lễ hội toilet với các hoạt động như trưng bày triển lãm, hội thảo, diễn thuyết… tất cả vì một hành động chung nhằm xây dựng một cuộc sống văn minh hơn ở Ấn Độ.

Sự kiện văn hóa xã hội này, đã có những kết quả tích cực, đặc biệt là nhận được sự quan tâm của chính quyền thành phố, ví dụ như người ta xây dựng nhiều hơn những nhà vệ sinh công cộng, quan tâm hơn đến số lượng và chất lượng dịch vụ của những khu vệ sinh đó.

Ở Mumbai, Lễ hội toilet trở thành một lễ hội mang tính thường niên, lễ hội này còn được tổ chức tại nhiều thành phố khác của Ấn Độ. Năm 2014, Lễ hội toilet được tổ chức tại New Delhi - thủ đô của Ấn Độ, đồng thời thành phố này còn xây dựng một bảo tàng nhà vệ sinh.

Lễ hội toilet: Chuyện dị thường hay yêu cầu của văn minh? - Ảnh 4.

Các biểu tượng thường thấy của nhà vệ sinh công cộng - Ảnh: Baidu

Nhà vệ sinh điều mà người ta coi như chuyện thường ngày không đáng để bàn luận lại được khá nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa xã hội quan tâm nghiên cứu như một đề tài quan trọng.

Họ chỉ ra ở đằng sau một nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, an toàn, một nhà vệ sinh có sự phân biệt rõ ràng về giới tính, một nhà vệ sinh có khu vực dành riêng cho người khuyết tật… là những việc nhằm thể hiện cho một cuộc sống văn minh, thể hiện cho tinh thần nhân văn của xã hội.

Để nhằm thu hút sự quan tâm của quần chúng, lễ hội này có rất nhiều hoạt động như: hội thảo khoa học, trưng bày triển lãm mô hình nhà vệ sinh, cuộc thi vẽ tranh chủ để nhà vệ sinh, các buổi hòa nhạc hoặc âm nhạc đường phố, diễu hành đường phố...

Lễ hội toilet tổ chức đúng vào ngày 19-11, thường tổ chức từ một ngày đến ba ngày tùy theo từng năm. Lễ hội toilet đặc biệt thu hút sự quan tâm của giới trẻ ở Ấn Độ.

Ấn Độ mất 166 tỉ USD mỗi năm vì thiếu nhà vệ sinh Ấn Độ mất 166 tỉ USD mỗi năm vì thiếu nhà vệ sinh

TTO - Nhà vệ sinh là vấn đề lớn khiến Ấn Độ tốn khoảng 166 tỉ USD mỗi năm cho các vấn đề về vệ sinh, bệnh tật và chất lượng công việc của lao động.

HIỀN THƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên