Thổ Nhĩ Kỳ đưa 6 máy bay chiến đấu chặn máy bay NgaNga cảnh báo: cấm vận sẽ phản tác dụngXem Nga - Mỹ đánh cờ ở Ukraine
Phóng to |
Người dân biểu tình phản đối chiến tranh ở trung tâm thủ đô Matxcơva ngày 7-3 - Ảnh: Reuters |
Rõ ràng ông đã rất băn khoăn khi thấy các hậu duệ của ông “chỉ bàn về việc đối đầu”, buộc ông phải hỏi họ: “Thế chúng ta có biết chúng ta đang đi đâu không?”.
Và rồi, nhà ngoại giao 91 tuổi này đã phải đem kinh nghiệm dạn dày của mình ra bảo chứng cho răn đe: “Đời tôi từng chứng kiến bốn cuộc chiến tranh khởi sự trong phấn khích và sự ủng hộ của công chúng, rồi thì cả bốn cuộc chiến tranh đó chúng ta đều không biết làm sao kết thúc, và chúng ta đã phải đơn phương rút quân từ ba trong bốn cuộc chiến đó”.
Để rồi ông căn dặn: “Thử thách của một chính sách ở chỗ nó kết thúc ra sao, chứ không phải nó bắt đầu như thế nào”.
"Thử thách của một chính sách ở chỗ nó kết thúc ra sao, chứ không phải nó bắt đầu như thế nào" HENRY KISSINGER |
Từ những lời giáo đầu đó, Kissinger đưa ra các khuyến cáo: “Vấn đề Ukraine đã được đặt ra quá nhiều lần như một cuộc đối đầu: Ukraine gia nhập phương Đông hay phương Tây. Để cho Ukraine tồn tại và phát triển, Ukraine không thể là tiền đồn của bên này chống lại bên kia - (trái lại) Ukraine sẽ hoạt động như một cầu nối giữa hai bên”.
Một mặt ông khuyên người Nga “hãy chấp nhận rằng cứ tìm cách buộc Ukraine vào trong quỹ đạo của mình và từ đó dời chuyển đường biên giới của Nga một lần nữa, sẽ khiến Matxcơva cứ phải lặp lại cái vòng luẩn quẩn của những chu kỳ căng thẳng với châu Âu hoặc Mỹ”.
Một mặt ông khuyên “phương Tây phải hiểu rằng đối với Nga, Ukraine không bao giờ được xem chỉ như là một nước ngoài. Lịch sử Nga bắt đầu với tên gọi là “Nga gốc Kiev”... Ukraine từng là một phần của Nga trong nhiều thế kỷ, và lịch sử của hai nước quyện chặt lấy nhau từ trước đó”.
Mặt khác, ông khuyên “EU phải nhìn nhận rằng chính “con rùa hành chính” của mình cũng như việc áp đặt các vấn đề chính trị nội bộ như là một yếu tố chiến lược trong đàm phán về quan hệ giữa Ukraine với châu Âu, đã góp phần biến cuộc thương thảo thành khủng hoảng”. Nhà ngoại giao được xem là lão luyện nhất nửa sau thế kỷ 20 khuyên: “Làm đối ngoại chính là nghệ thuật xác định cái gì là ưu tiên”.
Đến đây, ông nói với chính những người trong cuộc là người Ukraine vốn gồm hai bên nói tiếng Ukraine ở phía Tây (theo Công giáo) và nói tiếng Nga (theo chính thống giáo) ở phía Đông: “Bất cứ cố gắng của phe nào ở Ukraine nhằm thống trị phe kia đều sẽ có thể dẫn đến nội chiến hoặc tan rã”.
Theo ông, thật ra sự việc ở Ukraine chẳng qua chỉ là “cuộc xung đột giữa (tổng thống bị truất phế) Viktor Yanukovych và (cựu thủ tướng bị cầm tù) Yulia Tymoshenko, rằng cả hai là hiện thân của hai phe ở Ukraine, chưa từng muốn chia sẻ quyền lực”.
Rồi ông khuyên tất cả các bên lớn, nhỏ: “Xem Ukraine như là một phần của cuộc đối đầu Đông - Tây sẽ phá hoại mọi triển vọng đưa Nga và phương Tây, đặc biệt là Nga cùng châu Âu, vào trong một hệ thống hợp tác quốc tế trong nhiều thập niên”.
Ông cảnh cáo Nga rằng áp đặt một giải pháp quân sự sẽ cô lập Nga vào lúc mà nhiều mặt biên giới của Nga đang rất “mong manh”.
Ông cũng cảnh cáo phương Tây rằng “việc chửi rủa Vladimir Putin như là quỷ dữ chẳng hề là một chính sách gì cả, mà chỉ là một cái bình phong che đậy (việc mình) chẳng có một chính sách nào”.
Cuối cùng, ông khuyên nước Mỹ của ông: “Một chính sách khôn ngoan của Mỹ đối với Ukraine sẽ là tìm cách làm sao cho hai phía của đất nước này cộng tác với nhau. Chúng ta nên tìm kiếm hòa giải chứ không phải sự thống trị của mỗi một phe”.
Giờ đây, tiếng nói của Kissinger có còn được các bên lắng nghe hay không, không chỉ do hữu lý hay không mà còn do thời thế - mỗi bên đang trong thế suy hay thế vượng! Tối thứ năm 6-3 (giờ VN), có thể nghe Thủ tướng tạm quyền Ukraine Yatsenyuk phát biểu trên CNN: “Chúng tôi không chống Nga, chúng tôi chỉ ủng hộ Ukraine thôi”. Âu cũng là một đáp ứng cho kế hoạch bốn điểm của Kissinger.
Bốn giải pháp đề xuất của Kissinger 1. Ukraine cần có quyền tự do chọn lựa liên kết kinh tế và chính trị của mình, kể cả với châu Âu. 2. (ngược lại) Ukraine không nên gia nhập NATO. 3. Ukraine phải được tự do thành lập bất cứ chính phủ nào phù hợp với ý nguyện của dân chúng. Các lãnh đạo khôn ngoan của Ukraine nên chọn một chính sách hòa giải với nhau và một chính sách đối ngoại kiểu Phần Lan (chẳng theo bên nào) để vẫn giữ được độc lập, hợp tác với phương Tây mà không căng thẳng với Nga. 4. Việc Nga sáp nhập Crimea là không tương thích với trật tự thế giới ngày nay. Nga nên công nhận chủ quyền của Ukraine ở Crimea nhưng Ukraine cũng cần tăng cường tính tự trị của Crimea qua các cuộc bầu cử địa phương có quốc tế quan sát. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận