20/12/2011 09:36 GMT+7

Làm cơ quan nhà nước có dễ thăng tiến?

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC(trưởng nhóm tư vấn tuyển dụng Kiemviec.com)
NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC(trưởng nhóm tư vấn tuyển dụng Kiemviec.com)

TTO - * Em vừa tốt nghiệp đại học và đang đi làm bên tư vấn bán xe Ford, thu nhập cũng tạm được (có tháng 7, 8 triệu đồng, có tháng 3,4 triệu đồng) nhưng cơ hội thăng tiến không có. Hiện em có cơ hội làm việc bên trường cao đẳng nghề.

ackPbJ1f.jpgPhóng to
Ảnh: guidance-center.org
TTO - * Em vừa tốt nghiệp đại học và đang đi làm bên tư vấn bán xe Ford, thu nhập cũng tạm được (có tháng 7, 8 triệu đồng, có tháng 3,4 triệu đồng) nhưng cơ hội thăng tiến không có. Hiện em có cơ hội làm việc bên trường cao đẳng nghề.

Nếu em đồng ý đi làm thì bên trường sẽ cho em đi thực tế ba tháng tại các resort Furama, sau đó về công tác tại trường. Trước mắt trường sẽ phân công việc cho em làm bên quản lý các phòng thực hành bên ngành du lịch, lương khoảng 2 - 4 triệu đồng.

Nhờ anh chị tư vấn giúp: em có nên chọn công việc này và làm cơ quan nhà nước có dễ phấn đấu không?

(duongquocdat88@)

- Chào bạn. Đọc những chia sẻ của bạn, tôi cảm nhận được bạn là một người có hoài bão, muốn phát triển và thăng tiến. Với mỗi công việc, bạn đều suy nghĩ về cơ hội phát triển và thăng tiến. Dưới đây, tôi xin chia sẻ một vài ý kiến liên quan đến những vấn đề bạn đang băn khoăn.

Về công việc hiện tại, như thông tin bạn cung cấp, bạn đang có một công việc bên ngành tư vấn và kinh doanh ôtô. Thu nhập của bạn mặc dù không đều qua các tháng nhưng cũng tương đối ổn (đây cũng là đặc điểm của công việc kinh doanh). Tôi thật sự chưa rõ lý do nào bạn khẳng định về cơ hội thăng tiến hoàn toàn không có.

Bạn cần hiểu rằng có thể với môi trường hiện tại bạn không nhận thấy cơ hội thăng tiến cho bản thân, nhưng không có nghĩa là bạn sẽ làm việc ở công ty đó mãi mãi. Cơ hội thăng tiến không phải do môi trường quyết định hoàn toàn bạn ạ. Nếu như môi trường này không mang lại cơ hội thăng tiến như mong đợi, bạn có thể tìm kiếm cho mình một môi trường khác, quan trọng là khả năng và bản lĩnh của cá nhân bạn mà thôi.

Để ngày càng phát triển và hoàn thiện bản thân, bạn cần trau dồi kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm thực tiễn, phát huy tối đa lợi thế của bản thân. Tôi tin đến lúc đó sẽ có nhiều cơ hội đến với bạn.

Còn về dự định chuyển hẳn sang công tác giảng dạy, tôi nghĩ bạn nên cân nhắc thật kỹ bởi mỗi công việc đều có những cơ hội và thách thức khác nhau. Với công việc giảng dạy, bạn không những phải trau dồi phẩm chất đạo đức và nhân cách mà còn phải nâng cao năng lực chuyên môn, những yếu tố cần và đủ để trở thành một người “thầy” đúng nghĩa. Đây là hai yếu tố tưởng chừng đơn giản nhưng thật sự là cả một sự phấn đấu và rèn luyện lâu dài.

Hiện nay giảng viên (đặc biệt là giảng viên trẻ) chịu khá nhiều áp lực, một trong những áp lực đó là áp lực về kinh tế. Và thực tế đã chứng minh rất rõ rằng bạn sẽ có mức thu nhập thấp hơn nhiều so với công việc hiện tại (2 - 4 triệu đồng).

Như tôi đã chia sẻ, công việc giảng dạy yêu cầu bạn đầu tư không ngừng (kể cả thời gian và kinh tế) để có thể trở thành giảng viên đúng nghĩa, mang đến những bài giảng thật ý nghĩa cho sinh viên; do đó thu nhập thấp sẽ là một áp lực cho bạn. Bên cạnh đó, bạn phải vừa soạn bài, vừa tự bồi dưỡng chuyên môn, kiến thức sư phạm và kỹ năng giảng dạy; đó thật sự là một chặng đường gian nan để có chuyên môn giảng dạy tốt.

Tuy nhiên, công việc giảng dạy cũng mang lại nhiều cơ hội tốt cho bạn: sự năng động, nhạy bén, nắm bắt tình hình thực tế, tiếp cận với sinh viên - nguồn nhân lực trẻ của xã hội. Bạn cũng có cơ hội thăng tiến lên những vị trí cao hơn nhưng đòi hỏi thời gian và thành tích giảng dạy của bạn trong suốt một quá trình. Điều này còn phụ thuộc vào chính sách của nhà trường, của những người quản lý…

Do vậy, nếu bạn chọn con đường này, trước hết bạn phải xác định yếu tố đầu tiên cần phải có là lòng yêu nghề. Hơn bất cứ ngành nghề nào, nghề giáo là nghề cần cái tâm và đam mê của người thầy. Tiếp theo, bạn cần tìm hiểu thật kỹ trường mà bạn công tác có những chính sách chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tạo cơ chế bắt buộc cán bộ trẻ phải nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị khoa học trẻ hằng năm nhằm thu hút các cán bộ trẻ tham gia ở các lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau... hay không. Những chính sách đó sẽ là tiền đề để bạn phát triển và thăng tiến trong công việc giảng dạy.

Mong bạn suy nghĩ thật kỹ và có một quyết định đúng đắn. Chúc bạn thành công!

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lương bổng, kỹ năng nghề nghiệp, phỏng vấn xin việc... bạn đọc gửi về chương trình "Tư vấn việc làm" tại địa chỉ: tto@tuoitre.com.vn Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC(trưởng nhóm tư vấn tuyển dụng Kiemviec.com)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên