Quán ăn Nụ cười xuất phát từ tấm lòng hào hiệp của người Sài Gòn - Ảnh: M.H.
"Đố ai tìm được khắp chân trời góc bể. Một thành phố trẻ măng nhưng lịch sử rất lạ lùng" (trích thơ Hưởng Triều). Chẳng thế mà nhiều người đến Sài Gòn ít lâu đều muốn ở lại, chuyện không mới từ thuở có thành phố này.
Suốt chiều dài 320 năm, trước cả thời hậu duệ của Nguyễn Trãi là Lễ Thành hầu - Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh, vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu "Nam tiến", vào vùng đất này lập ra phủ Gia Định, gồm 2 huyện Phước Long và Tân Bình vào năm 1698.
Người Sài Gòn chúa ghét sự giả dối lẫn đãi bôi, coi khinh những kẻ sống hai mặt và không thích làm chính trị. Thấy bất bình là phản kháng, làm cách mạng xong rồi thôi, mặc thiên hạ bon chen giành giật."
Nguyễn Văn Mỹ
Nhiều cuộc Nam tiến của cha ông để mở mang bờ cõi, còn lưu dân thì "hành phương Nam" để mưu sinh lập nghiệp. Lịch sử Việt Nam được viết bằng những công trình kiến trúc, nhất là các đền thờ...
Lịch sử cho thấy không chỉ người Việt mà công dân nhiều nước cũng chọn Sài Gòn làm chốn mưu sinh và cả an cư.
Hai đợt di dân lớn nhất của người Việt vào Sài Gòn là 1954 và sau 1975. Nhiều sự kiện quan trọng của đất nước được bắt đầu từ Sài Gòn. Làm cư dân Sài Gòn không khó, kể cả việc... chạy hộ khẩu. Cán bộ viên chức thì có quyết định điều động, còn dân thường thì thoải mái. Từ đại gia cho tới cái bang.
Ở Sài Gòn không sợ đói và dễ kiếm sống nhất vì chỗ nào cũng có mua bán hợp pháp với đủ thứ dịch vụ để tham gia. Đơn giản nhất hiện nay là chạy grapbike, cũng lai rai đủ tiền trang trải cuộc sống để thực hiện ước mơ.
Giọng nói Sài Gòn được xem là chuẩn của Nam bộ nhưng cũng ngọng với cách phát âm "uân" thành "ưng" (Xuân = Xưng), đổi các chữ khác trước "uy" thành "q" hoặc thêm vào nếu không có phụ âm (Huy thành Quy, Ủy thành Quỷ), "v" thành "z, d" (và thành dà), "oan" thành "oong" (Loan thành Loong)…
Cách xưng hô ngoài xã hội của dân Sài Gòn cũng đặc sệt Sài Gòn, theo nghề nghiệp và thành phần.
Giới thư ký, thấy thông, thầy phán, viên chức hành chánh thì được gọi là HAI. Người Hoa được gọi là BA. Dân tứ chiếng giang hồ gọi là TƯ. Lưu manh, du đảng gọi là NĂM. Cảnh sát, an ninh được gọi là SÁU. Người Ấn Độ hoặc da nâu sậm, tóc xoăn được gọi là BẢY.
Dân lao động đại trà, số đông của Sài Gòn được gọi là TÁM (chuyên mục "Gia đình bác Tám" trên truyền hình Sài Gòn và bài hát "Sức mấy mà buồn, buồn ơi bỏ qua đi Tám" rất nổi danh là vậy). Chị em sống bằng nghề vốn tự có gọi là CHÍN...
Ẩm thực Sài Gòn coi mòi cũng vô địch cả nước về sự phong phú lẫn khác biệt. Ẩm thực cả thế giới đều có mặt ở Sài Gòn, được Sài Gòn hóa.
Từ trong nước với các món bún bò Huế, bún nước lèo Sóc Trăng, bún mắm Đồng Tháp, phở Hà Nội cho đến nước ngoài như hủ tiếu Nam Vang, vịt quay Bắc Kinh, gà Thượng Hải, pizza Ý, cà ry Ấn Độ, lẩu Thái Lan… đều có hương vị Sài Gòn riêng.
Ăn quen, chê món gốc dở tệ. Chè Sài Gòn cũng không đâu bằng với hàng trăm loại. Từ chè hột gà, hột vịt (nghe nói có cả hột vịt lộn?) và "kính thưa các loại thịt". Có cả rau câu ốc và chè ốc không đụng hàng.
Nhưng Sài Gòn hơn cả là "bánh mì Sài Gòn, đặc ruột, thôm bơ". Những trào lưu ăn uống, các món ngon mới lại đều khởi phát từ Sài Gòn rồi lan khắp cả nước. Người Sài Gòn thích cả chua lẫn ngọt, cả đắng lẫn cay.
Phải nói là quá hào hiệp. Từ "Xóa đói giảm nghèo", "Nhà tình thương", ""Nhà tình nghĩa" cho đến "Bếp ăn từ thiện", "Quán ăn Nụ cười"; các thùng "Trà đá miễn phí", những "Tủ quần áo", "Tủ bánh mì", "Hủ gạo", "Sửa xe"… miễn phí của người lớn và "Kế hoạch nhỏ" ý nghĩa to, "Về với cội nguồn dân tộc", "Giúp bạn vượt khó"… của thiếu nhi đều là những thương hiệu làm nên tính cách người Sài Gòn.
Người Sài Gòn khoái đi du lịch và đi có tính toán. Vừa chơi vừa tìm cơ hội kinh doanh, học hỏi thiên hạ nên du lịch bốn mùa. Thiếu tiền thì vay mượn thêm hoặc trả góp.
Vui đi chơi cho vui thêm. Buồn đi chơi để buồn bớt. Thất nghiệp đi chơi tìm hứng thú cho việc làm mới… Làm ra tiền, vừa biết hưởng thụ vừa biết để dành chứ không cực đoan.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận