Phóng to |
Đám cưới giản dị của tỉ phú mạng xã hội Facebook Mark Zuckerberg (28 tuổi) với cô gái Priscilla Chan (27 tuổi) ở Palo Alto, California (Mỹ) - Ảnh: Daily Mail |
Phóng to |
Quy định này có tính chống lãng phí, nhưng ngẫm lại còn bất cập. Tôi đồng ý chuyện không cho cán bộ nhà nước tổ chức tiệc cưới rình rang, linh đình. Bởi điều này tạo dư luận không tốt, đi ngược lại chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Nhà nước từ nhiều năm nay.
Bất cập là ở chỗ nước ta có nền văn hóa trọng quan hệ xóm giềng, bạn bè thân hữu nên khi tổ chức đám cưới mà mời người này, không mời người kia thì thể nào cũng bị trách “kẻ khinh người trọng”. Thực tế đã có một bộ phận cán bộ lợi dụng chức vụ để thương mại hóa trong những “phi vụ” đám cưới của con, em mình. Do vậy, tôi nghĩ cần một quy định cụ thể, xuất phát từ chính thực tế về việc tổ chức tiệc cưới đối với cán bộ nhà nước.
Bà Lê Thị Bích Thuận (cựu y sĩ, phố Lạc Long Quân, Q.Cầu Giấy, Hà Nội): Đám cưới con, tôi chỉ mời 180 khách
Với tôi, đây là đề xuất hay, thể hiện lối sống hiện đại. Số lượng người dự tiệc không quan trọng bằng tình cảm thân thiết thật sự họ dành cho gia đình. Thử nghĩ khi cầm trên tay tấm thiệp mời cưới của một người chẳng mấy thân quen, chúng ta có cảm thấy... ngán? Đám cưới con gái đầu, tôi chỉ mời 30 mâm (tương đương 180 người) gồm gia đình hai họ và bạn bè thân thiết. Sau này đến đám cưới con trai út, tôi cũng dự định mời ngần ấy người. Với tôi, đám cưới là dịp mừng hạnh phúc các con chứ không phải là dịp khoe gia thế, nở mày nở mặt với số lượng khách mời đông đảo.
Phóng to |
Theo tôi, việc thực hành tiết kiệm, không phô trương hình thức trong cưới hỏi đã được đề cập từ nhiều năm qua, nhưng trên thực tế thì tình trạng lãng phí, tổ chức cưới hỏi linh đình vẫn còn nhiều. Đề xuất mới này áp dụng đối với cán bộ đảng viên là hợp lý, bởi lẽ đối tượng này phải là những người gương mẫu. Từ chuyện cán bộ nhà nước thực hiện tốt sẽ tác động đến các bộ phận khác trong xã hội. Tuy nhiên, để hiện thực hóa đề xuất này không dễ vì thói quen tổ chức tiệc cưới trên tinh thần “càng đông người dự càng vui” đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Việt. Cho nên để đề xuất này “hợp tình, hợp lý”, cần thiết có những cuộc thăm dò ý kiến để có sự điều chỉnh phù hợp, không cứng nhắc.
Nguyễn Văn Hải (Đại học Postech, Hàn Quốc): Còn nhiều băn khoăn
Phóng to |
Theo tôi quan sát, các đám cưới ở Hàn Quốc hiện quay về xu hướng tôn vinh giá trị truyền thống của gia đình, dân tộc, vì vậy chi phí bỏ ra, số người được mời tham dự không nhiều như ở VN.
Nguyễn Thùy Liên (đồng sáng lập Công ty Prosales): Chúng tôi bị buộc tăng số lượng khách mời
Phóng to |
Nói thật, thiệp cưới giờ giống thiệp “báo nợ” nên nhiều người rầu khi nhận được. Tôi không muốn đem lại cảm giác đó cho người khác. Nhận thức rõ là vậy nhưng vợ chồng tôi không thể tổ chức đám cưới gọn nhẹ, tiết kiệm như mong muốn. Cha của tôi làm chủ tịch một xã dưới quê. Ngày gia đình gửi thiệp mời cho một vài đối tượng nhất định thì bà con nhiều người không vui, hay nói ra vào. Áp lực từ dư luận quá lớn nên cuối cùng chúng tôi phải tăng số lượng người dự kiến mời lên gấp nhiều lần.
Nhiều nước ủng hộ cưới tiết kiệm Atsushi, một doanh nhân trẻ người Nhật, cho biết xu hướng đám cưới tiết kiệm đang trở thành mốt tại xứ sở hoa anh đào. Hầu hết đám cưới đều làm theo kiểu truyền thống nhưng giản lược các khâu không cần thiết như tặng quà qua lại giữa hai gia đình trước lễ cưới, bỏ hẳn phù dâu, phù rể. Số lượng người được mời tham dự cũng rất hạn chế và bắt buộc phải gửi thư xác nhận để cô dâu, chú rể không đặt dư chỗ tại nhà hàng. Từng đi đám cưới ở VN, anh cho rằng đám cưới với số thực khách lớn không chỉ gây áp lực cho nhân vật chính mà “diễn viên phụ” cũng chẳng vui vẻ gì. “Có một số đối tác làm ăn tôi chỉ gặp có một, hai lần nhưng họ vẫn gửi thiệp mời. Điều đó khiến tôi bị sốc nặng!” - anh nói. Ngoài việc phải chờ đợi quá lâu ở đám cưới Việt thì một điều khiến anh không thoải mái nữa là “họ mời nhiều người như vậy thì người tham dự làm sao cảm nhận được tình cảm của gia chủ?”. Không chỉ ở Nhật mà một số quốc gia phương Tây cũng đang ủng hộ phong trào đám cưới tiết kiệm. Cuối năm 2009, cặp Carl và Emily (hạt Devon, Anh) đã gây xôn xao dư luận khi tổ chức một đám cưới vô cùng độc đáo. “Chúng tôi tự trang trí mọi thứ trong tiệc cưới, khách mời được khuyến khích đến dự lễ bằng phương tiện giao thông công cộng” - cặp đôi cho biết. Đám cưới này sau đó đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ xã hội. Cũng cần nhắc lại đám cưới đơn giản của ông chủ Facebook Mark Zuckerberg vào ngày 19-5-2012. Dù thời điểm này anh đang sở hữu khối tài sản gần 20 tỉ USD, nhưng đám cưới của anh có thực đơn rất đơn giản và danh sách khách mời chỉ vỏn vẹn... 100 người! Đặng Vũ Cảnh Linh (phó viện trưởng Viện Nghiên cứu truyền thống và phát triển): Cưới to không phải vì cô dâu, chú rể Phải khẳng định rằng việc tổ chức đám cưới bao giờ cũng là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của đời sống con người và xã hội. Ở tất cả loại hình xã hội từ xưa đến nay, có thể thấy nghi lễ “khai sinh” một gia đình còn được coi trọng hơn nhiều lần so với nghi lễ chào đón một cá nhân ra đời. Ở phương Tây hiện nay, xu hướng tổ chức đám cưới đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn tạo phong cách và chiều sâu ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Nhiều đám cưới còn được tổ chức chỉ như hình thức sinh hoạt dã ngoại, picnic với sự có mặt của thành viên chủ chốt trong gia đình và nhóm bạn bè thân thiết với cô dâu, chú rể. Những nghi lễ rườm rà, cầu kỳ, phức tạp thường chỉ thấy trong giới thượng lưu hoặc quý tộc. Ở phương Đông, trong đó có VN, dù ngày nay đã giảm rất nhiều phần nghi lễ nhưng việc cưới xin vẫn khá nặng nề. Người VN luôn coi trọng dư luận nên đám cưới đôi khi là những “cuộc chơi” sẵn sàng “nhịn miệng đãi khách” mà không cần tính đến việc phải “kéo cày trả nợ” sau này. Chuẩn mực về tổ chức đám cưới ở VN chủ yếu vẫn vì gia đình nhiều hơn chứ không phải vì cô dâu, chú rể. Tôi nghĩ đến lúc chúng ta cần có thay đổi phù hợp với bối cảnh và trình độ phát triển của xã hội hơn. Tôi tin nếu ban hành chỉ thị về tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn TP Hà Nội cũng sẽ được nhiều người đồng thuận, bởi đó là nút gỡ cho rất nhiều gia đình đang gặp khó khăn trong vấn đề này. Không có sự tuyên truyền nào tốt hơn chính hiệu quả thực tế của chính sách và quá trình thực thi chính sách đem lại. Tôi không cho rằng việc tổ chức đám cưới như hiện nay: đám cưới phải lớn, mời ở khách sạn sang trọng, nghi lễ xa hoa trong khi cô dâu, chú rể không được ngồi, khách mời mang tâm lý “đi ăn, trả tiền”, được xếp ngồi cùng mâm với những người không quen biết... là nét đẹp văn hóa. Chỉ khi chúng ta dám nhìn nhận và gỡ bỏ thói quen xấu trong văn hóa thì chúng ta mới thật sự hướng được tới giá trị tích cực trong nền văn hóa của mình. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận