Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình 7News, bà nói: “Là người mẹ, tôi kêu gọi cả thế giới bảo vệ con của tôi”.
Phóng to |
Ông Julian Assange đến tòa án Westminster Magistrates ngày 14-12 trong xe chở tù đặc biệt - Ảnh: Getty Images |
Điều tra bỏ túi của kênh CNN (Mỹ) cho kết quả: 44% người Anh tin rằng những cáo buộc với ông Julian chỉ là cái cớ để tống giam ông, và như vậy Mỹ có thể khởi tố ông vì tội rò rỉ tài liệu. Tuy nhiên cũng có một tỉ lệ tương đương đồng ý nên dẫn độ ông Julian sang Thụy Điển để trả lời thẩm vấn. |
Thông qua mẹ, ông Julian cũng tranh thủ đưa ra thông điệp: “Lời cáo buộc với tôi là vô căn cứ. Tôi vẫn theo đuổi tư tưởng mà tôi đã công bố. Điều kiện hiện nay không ảnh hưởng gì tới những tư tưởng của tôi. Nếu có, chúng chỉ làm tôi có thêm quyết tâm và niềm tin rằng những gì tôi đã làm là đúng.
Chúng ta bây giờ đã biết Visa, MasterCard và Paypal là các công cụ của Mỹ. Đây là điều chúng ta chưa từng biết đến. Tôi kêu gọi thế giới bảo vệ công việc, những người của tôi trước những hành động vô đạo đức và bất hợp pháp hiện nay (của các chính phủ)”.
Một trong những lý do ông không được tại ngoại sau phiên thẩm vấn lần trước (cách đây một tuần) là không có địa chỉ thường trú. Tuy nhiên, lần này các luật sư sẽ đưa ra địa chỉ cụ thể cho ông tạm trú, và gợi ý gắn “vòng điện tử” cho ông để đảm bảo ông không trốn. Đến nay, Thụy Điển vẫn chưa chính thức buộc Julian bất kỳ tội nào dù nguyên cớ truy nã ông vừa qua là cáo buộc cưỡng hiếp và quấy rối tình dục hai phụ nữ Thụy Điển.
Trước khi ra tòa lần hai, các luật sư của ông Julian đã tới thăm ông trong tù. Luật sư Mark Stephens cho biết thân chủ của ông đang bị giam trong điều kiện tệ hơn so với tuần trước. Ông Julian chỉ được ra ngoài trời khoảng nửa giờ mỗi ngày, bị theo dõi suốt ngày bằng camera và không được liên hệ với bất kỳ tù nhân nào, cũng như không được tiếp cận thư viện hay xem tivi.
“Ông ấy phải chịu cảnh kiểm duyệt rất vớ vẩn - ông Stephens bức xúc - Tờ tạp chí Time đã gửi cho ông ấy số có trang bìa hình của ông ấy, và họ không chỉ xé toạc tờ bìa mà còn phá cả cuốn tạp chí”. Ông Stephens cũng cho rằng nhiều lá thư từ các tổ chức truyền thông đã không tới được tay của ông Julian.
Cùng ngày, nhà sáng lập tổ chức WikiLeaks Julian Assange đã được tòa án cho tại ngoại. Reuters cho biết thẩm phán Howard Riddle đã chấp nhận cho ông Assange tại ngoại đến phiên điều trần ngày 11-1-2011, kèm một số điều kiện như ông Assange không được rời khỏi nơi cư trú và nộp 380.000 USD tiền bảo lãnh.
Tuy nhiên, như AFP đưa tin, ông Assange không được thả ngay tại tòa do các luật sư đại diện cho công tố Thụy Điển cần phải xem xét khả năng có kháng lệnh trên của tòa hay không.
Trong một diễn biến liên quan, các tài liệu do WikiLeaks rò rỉ liên quan tới cuộc chiến của Mỹ ở Iraq năm 2003 có thể được làm chứng cứ để gia đình tay máy Couso của Hãng Reuters đòi lại công lý cho người thân mình.
Ông José Couso, tay máy người Tây Ban Nha và Taras Protsyuk, tay máy người Ukraine, đã bị giết khi xe tăng của Mỹ bắn trúng tầng 15, nơi họ đang làm việc cùng nhiều cơ quan truyền thông khác tại khách sạn Palestine ở Baghdad ngày 8-4-2003. Người nhà ông Couso đã đâm đơn yêu cầu điều tra xem liệu các quan chức cao cấp của Tây Ban Nha có thông đồng với Đại sứ quán Mỹ để ngăn chặn khả năng cáo buộc ba binh sĩ Mỹ hay không.
Theo tài liệu của WikiLeaks, khách sạn Palestine được Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định rất an toàn, rất nhiều người nước ngoài đang ở, trong đó có rất nhiều nhân viên báo chí. Gia đình của Couso đã đệ đơn kiện các lính Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ và Tây Ban Nha là đồng minh và Mỹ cũng đã có quan điểm rằng binh sĩ Mỹ không phải là đối tượng điều chỉnh của hệ thống tư pháp nước khác, đặc biệt là khi làm nhiệm vụ ở các khu vực chiến tranh. Người nhà ông Couso đã hai lần bị bác đơn.
Hiện nhà chức trách Tây Ban Nha đang chuẩn bị điều tra lại vụ việc. Theo tài liệu mà WikiLeaks công bố trên nhật báo El País, cựu đại sứ Mỹ tại Madrid Eduardo Aguirre viết trong tài liệu tháng 5-2007: “Trong khi chúng ta bày tỏ sự tôn trọng với cái chết bi thảm của Couso và tính độc lập của hệ thống tư pháp Tây Ban Nha, đằng sau tấm màn thì chúng ta cần phải chiến đấu hết mình để ỉm chuyện này đi”.
Tháng 7-2007, bức mật thư khác mô tả bữa trưa giữa Aguirre và tổng chưởng lý Tây Ban Nha Conde-Pumpido, trong đó quan chức Tây Ban Nha “nói ông sẽ tiếp tục làm mọi cách để vụ án chìm xuồng dù chịu áp lực từ gia đình, các tổ chức xã hội và báo chí”.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Độc giả Time chọn Julian Assange là nhân vật của nămMỹ có thể thông qua luật mới để xử vụ WikiLeaksHai mặt trận chống WikiLeaksWikiLeaks ai tiết lộ ai?Tổng biên tập WikiLeaks đang ở đâu?Interpol phát lệnh bắt người sáng lập WikiLeaks“Hậu trường truyền thông” WikiLeaksJulian Assange trong Cuộc chiến mà bạn không nhìn thấyAssange bị biệt giam như thế nào?Tổng thống Obama chỉ trích WikiLeaks nặng nề
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận