Phóng to |
Tổng biên tập WikiLeaks đang ở đâu?Interpol phát lệnh bắt người sáng lập Wikileaks
Tại Anh, rất nhiều tờ báo không được WikiLeaks gửi tài liệu cho xem trước đã đăng tải các bài viết chống lại Julian Assange và lặp đi lặp lại quan điểm của chính phủ cho rằng việc tiết lộ này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của một số người. Tại Mỹ, trên Fox News, người dẫn chương trình truyền hình Glenn Beck và chính trị gia Sarah Palin đều lên án việc rò rỉ thông tin và so sánh Julian Assange với Al Qaeda. Thậm chí nhà bình luận chính trị Bill O’Reilly còn tuyên bố nên "treo cổ kẻ phản bội" đã để rò rỉ thông tin tới WikiLeaks!
Báo La Republica của Ý mô tả ngày 28-11, ngày WikiLeaks và năm tờ báo uy tín trên thế giới đăng tải các thông tin mật, đánh dấu “một bước ngoặt lịch sử trong lịch sử thông tin”. Theo báo này, có rất nhiều yếu tố khiến ngày này trở thành “lịch sử”: 1/ Là ngày mà thông tin là của riêng Internet. 2/ Là ngày người dân lần đầu tiên nắm được những loại bí mật mà cho đến nay chỉ do giới cầm quyền quyết định cho tiết lộ một cách nhỏ giọt và vào thời điểm họ tự quyết định. 3/ Là ngày mà cũng chính người dân lần đầu tiên có cơ hội phân tích hàng loạt sự kiện đương thời khiến “giới tai to mặt lớn” phải bẽ mặt vì những dối trá của họ. 4/ Tuy nhiên đây cũng là ngày mà thông tin chuyên nghiệp đối mặt với một thách thức to lớn, nhưng lại có cơ may sẽ giành được chiến thắng. |
Nhưng xem ra đó là những tiếng nói không khỏi có phần lạc điệu trong dòng chảy chung của báo chí và truyền thông thế giới. John Kampfner, giám đốc điều hành trang web Chỉ số kiểm duyệt (Index on Censorship), nhắc các nhà báo về một sự thật: "Tất cả các chính phủ đều có quyền bảo vệ an ninh quốc gia. Nhưng an ninh quốc gia là một lĩnh vực cần phải được theo dõi thật kỹ lưỡng, bởi hầu hết các quy định bí mật của chúng ta đều được thiết kế để bảo vệ các chính trị gia và quan chức khỏi rơi vào cảnh bị xấu hổ".
Trong khi đó, Antony Loewenstein - nhà báo, tác giả của nhiều cuốn sách về blog - cho rằng "nhiệm vụ của một nhà báo thật sự không phải là giúp các quan chức hay chính phủ khỏi bị xấu hổ, mà là điều tra các câu chuyện công chúng quan tâm. Sự minh bạch và giải trình là những gì WikiLeaks đem đến cho công chúng".
Cả năm tờ báo lớn trên thế giới đều đã được gửi trước thông tin và kiểm tra để đánh giá "lợi ích của công chúng" trước khi đăng tải. Sau đó, các tờ báo này cũng thực hiện công việc kiểm tra, đối chiếu, đưa thêm thông tin (và có những biên tập cần thiết), bổ sung "các giá trị thêm vào" cho thông tin thông qua việc đưa ra bối cảnh của thông tin và các phân tích kèm theo.
Antony Loewenstein viết: "Ðiều quan trọng nhất các bức điện tín này để lộ ra là làm ngoại giao cũng tương đương với đạo đức giả. Những người hoài nghi trong giới báo chí hay những người trong chính trường có thể đều biết, nhưng người dân bình thường cũng có quyền được biết có một khoảng cách giữa chuyện nói trước công chúng và nói ở hậu trường. Chúng ta cần phải có những hành động cần thiết cho phép công dân toàn cầu biết các chính phủ đang làm những gì nhân danh họ. Là nhà báo, chúng ta cần làm tất cả mọi việc để rọi sáng vào những góc tối tăm. Nhiệm vụ của chúng ta là khơi mở và tham gia tiến trình thúc đẩy sự minh bạch".
Antony Loewenstein kết luận: "Lịch sử báo chí Anh được lập nên bởi những người dám vượt rào một cách anh hùng. Ở khắp nơi trên thế giới, hàng ngàn nhà báo dũng cảm đang dũng cảm như vậy mỗi ngày, vì họ tin rằng họ đang tác nghiệp vì lợi ích rộng lớn hơn của cộng đồng".
Tờ The Guardian đã đưa ra lý do "vì lợi ích của công chúng" để giải thích việc tờ báo trở thành đối tác và đăng tải các thông tin của WikiLeaks. "Tất cả các tờ báo đều đã cảnh báo Chính phủ Mỹ về kế hoạch đăng tải thông tin. Tất cả quan chức chính phủ được biết về nội dung chúng tôi định đăng tải và họ đều không đưa ra tranh luận hay phản bác gì về tính chính xác của nội dung nói chung. Họ chỉ đưa ra một số nhận xét, lo ngại về một vài vấn đề cụ thể".
Bình luận trên The Guardian, Simon Jenkins nhấn mạnh "chẳng có chuyện thảm họa quốc gia gì trong vụ WikiLeaks hết", bởi vì "cử tri Anh cần biết các lãnh đạo Afghanistan nghĩ gì về binh lính Anh, những người dân đóng thuế của Anh và Mỹ có thể đặt câu hỏi là làm thế nào hàng tỉ USD tiền cứu trợ cho Afghanistan lại bị tuồn ra khỏi nước này bằng đường sân bay ở Kabul".
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Bill Burns hôm thứ hai đầu tuần đã phải giải trình trước quốc hội. Trợ lý ngoại trưởng Crowley ngày ngày chủ trì họp báo và đỡ đòn báo giới các nước. Các đại sứ tùy hoàn cảnh và "sức công phá" của vụ WikiLeaks mà lên tiếng đỡ đòn, bình luận, như trường hợp đại sứ Philip Murphy tại Ðức, Jeff Bleich tại Úc... Trợ lý ngoại trưởng Crowley hôm thứ ba vừa qua đã phải thú thật trong họp báo hằng ngày: "Thật là tai hại! Hôm qua, Thứ trưởng Bill Burns phải nói thẳng với quốc hội rằng làm ngoại giao trong giai đoạn tới đây sẽ còn khó khăn hơn nữa. Tôi muốn nói là do yếu tố con người hơn bất cứ yếu tố nào khác. Chúng tôi không vui sướng gì nổi với những vụ "bật mí" tài liệu này. Và tôi không hồ nghi gì việc các nước và các nhà lãnh đạo các nước cũng không vui vẻ gì khi nhìn vào các tài liệu này. Các nước tùy thuộc những gì họ trông thấy hay đọc được mà phản ứng. Chúng tôi dự liệu trong một giai đoạn nào đó, một số quan chức chính phủ vốn thường thoải mái nói chuyện với chúng tôi sẽ ngoảnh mặt từ khước. Một số quan chức vốn đang sẵn lòng chia sẻ tin tức với chúng tôi có thể sẽ còn tránh né, khước từ hơn". Khi sự nghi kỵ thế chỗ cho niềm tin, làm sao còn có thể làm ngoại giao? Ðó chính là tình hình rối như tơ vò mà ngành ngoại giao Mỹ đang phải chịu đựng, chưa biết cho tới bao giờ. Thật vậy, hầu như mỗi nước đều ít nhất có "liên quan", tối thiểu với vài ngàn bức điện bị "bật mí". Nước nào đã bước đầu biết mình bị "bật mí" ra sao thì đã có phản ứng rồi, còn nước nào khác biết mình cũng có vài ba ngàn bức điện "liên quan" song chưa xem được thì đang chờ đợi. Tác hại lớn nhất mà WikiLeaks gây ra cho Mỹ là đã làm sứt mẻ, thậm chí làm tổn thương đến tính đáng tin cậy của nền ngoại giao Mỹ! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận