Phóng to |
Cảnh trong phim Giải mã tình anh, Hãng phim Giải Phóng trúng thầu sản xuất cho HTV - Ảnh: Hãng phim cung cấp |
Phim Việt sa vào bệnh giải thíchPhim Việt nói nhiều không diễn tả được bao nhiêu
Thông tin trên được ông Nguyễn Quý Hòa - tổng giám đốc Đài truyền hình TP.HCM (HTV) - xác nhận. Khẳng định “mô hình đấu thầu chỉ liên quan chủ yếu đến những vấn đề về mặt thương mại”, ông Hòa cho biết HTV quyết định từ năm 2012 sẽ không tiếp tục áp dụng hình thức này.
Đấu thầu không giúp nâng chất lượng phim
Phải nhắc lại khái niệm đấu thầu sản xuất phim truyền hình (“Đấu thầu sản xuất phim truyền hình: Hay dở khó lường”, Tuổi Trẻ ngày 17-5), trong đó HTV đưa ra con số về số lượng (spot) quảng cáo thấp nhất thu được từ một tập phim. Hãng phim nào đưa ra số lượng quảng cáo/tập phim ở mức cao nhất sẽ trúng thầu. Mô hình được áp dụng với mong muốn để các nhà sản xuất với áp lực phải cạnh tranh về số lượng quảng cáo, sẽ cho ra “hàng hóa” là những bộ phim hay, thỏa mãn các yêu cầu của khán giả.
Giành được quyền sản xuất phim, dựng một thương hiệu trong giới, nhưng người làm phim còn phải tính đến chất lượng phim, yếu tố ràng buộc trực tiếp đến số lượng người xem (rating). Nếu rating cao (cộng thêm yếu tố chủ quan là giờ chiếu đẹp), phim mới đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.
Tổ chức các hội đồng duyệt phim cho mỗi thể loại phim Xung quanh việc nâng chất cho phim truyền hình, ông Nguyễn Quý Hòa cũng đưa ra một lời cam kết đáng kỳ vọng: “Chúng tôi đang tổ chức các hội đồng duyệt phim cho mỗi thể loại phim (phim lịch sử cách mạng, phim tâm lý xã hội, phim hài...). Một hội đồng duy nhất không thể đảm đương số lượng phim quá đa dạng. Lập ra từng hội đồng để tìm kiếm, sàng lọc những thành viên có nghề, quá trình kiểm duyệt sẽ không để lọt những con sâu làm rầu nồi canh”. |
Áp dụng cả hai hình thức đấu thầu rộng rãi (đối tác chủ yếu là những hãng phim mới, đang có nhu cầu muốn hợp tác với HTV) và đấu thầu hạn chế (các hãng có đủ một số năng lực tham gia cụ thể như: có trường quay rộng 1.000m2 trở lên, có ít nhất ba đạo diễn ăn lương cùng cơ sở kỹ thuật làm tiền kỳ, hậu kỳ...), HTV kỳ vọng tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các nhà sản xuất có tiềm lực nguồn vốn, đồng thời “gạn” bớt những “tay chơi” kém chất lượng.
Còn các nhà sản xuất, đặc biệt là những hãng phim mới toanh với nhà đài, sẵn sàng chấp nhận bỏ nhiều tiền, vừa để tạo mối quan hệ làm ăn với nhà đài vừa để chứng minh năng lực sản xuất phim của mình. Nhưng hình thức đấu thầu sinh ra để sàng lọc, nâng cao chất lượng phim Việt này đã không đạt hiệu quả và tỏ ra kém thực tế.
Lý do đẩy đến quyết định chấm dứt phương thức này, ông Nguyễn Quý Hòa giải thích: “Việc đấu thầu phim truyền hình đã bộc lộ những câu chuyện chưa hay và không hỗ trợ gì cho mục tiêu nâng cao chất lượng phim. Các nơi thi nhau đấu thầu với giá cam kết doanh thu quá cao, quá sức của thị trường”.
Một cách lý giải khác, theo một nhà sản xuất ngoài cuộc, hình thức đấu thầu là một “cuộc chơi” mà họ không “dại gì tham gia” vì: “Giá đấu thầu công khai là vậy nhưng bên trong sẽ có những nội tình và con số lớn hơn. Nếu số lượng người xem cao (rating đạt chỉ tiêu), cuộc bàn tính kinh tế giữa nhà đài - nhà sản xuất sẽ dễ sinh lời, ăn chia theo tỉ lệ đã quy định. Nhưng nếu lỗ, hãng thậm chí phải chịu phạt theo phần trăm hợp đồng đã ký. Những con số đấu thầu rất thiếu thực tế!”.
Nhà sản xuất đối diện nguy cơ lỗ trầm trọng
Về phía nhà sản xuất đã tham gia đấu thầu (đều yêu cầu không công khai tên), đặc biệt là các nhà sản xuất mới vào nghề, vướng phải một thực tế: lời hưởng, lỗ... không chịu được. Có bộ phim vướng giờ chiếu “chết”, không đạt được rating như cam kết ban đầu, đang phải chịu phạt theo phần trăm hợp đồng những con số khổng lồ.
Có nhà sản xuất do chưa có mối quan hệ với nhà đài, phải thông qua đơn vị thứ ba, thiếu thông tin về nội dung hợp tác với HTV. Không có khả năng thu hồi nguồn kinh phí đã bỏ ra để thực hiện phim, rủi ro đã rơi vào hầu hết các hãng phim của các phim như Vườn đời, Đồng tiền muôn mặt...
Hãng phim Chợ Lớn - nhà sản xuất phim Đồng tiền muôn mặt - gần đây đã gửi công văn tới nhà đài xin... tạm ngưng không giao phim để bảo toàn nguồn vốn. Ông Huỳnh Công Danh - giám đốc Hãng phim Chợ Lớn - cho biết: “Chúng tôi thông qua một đơn vị thứ ba là Công ty P&T Media, nhận gói thầu cho lượng quảng cáo trong phim.
Do hiện nay đơn vị này đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhà đài theo nguyên tắc vẫn phải làm theo các điều khoản đã ký, nên chúng tôi cần tìm gặp để cùng đưa ra giải pháp. Vì hiện nay phim của chúng tôi chỉ phát được từ một đến hai spot quảng cáo. Số lượng spot quảng cáo thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu đã đặt ra. Chúng tôi đang đối mặt với nguy cơ lỗ trầm trọng. Phía HTV cũng đang tìm cách để phim tới người xem không bị đứt đoạn và hỗ trợ được cho nhà sản xuất!”.
Về phía nhà đài, ngưng tổ chức đấu thầu, ở khía cạnh kinh tế, HTV quay trở lại với phương thức phân bổ số lượng tập phim cho các hãng. Về chất lượng, HTV thông báo sẽ chặt chẽ hơn trong khâu kiểm duyệt. Ông Nguyễn Anh Xuân - trưởng phòng khai thác phim HTV - khẳng định khâu kịch bản sẽ được siết chặt nhất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận