Thứ 6, ngày 5 tháng 3 năm 2021
Hơn 600 nhà báo đã chết vì COVID-19 từ 1-3-2020
TTO - Thống kê của một tổ chức phi lợi nhuận cho biết kể từ ngày 1-3-2020, hơn 600 nhà báo trên toàn cầu đã chết vì COVID-19, kêu gọi xếp họ vào nhóm ưu tiên được tiêm phòng vắc xin.

Các nhà báo Mỹ tác nghiệp trong dịch COVID-19 - Ảnh: PENNTODAY
Theo Hãng tin AFP, Press Emblem Campaign (PEC), một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế chuyên theo dõi các trường hợp nhà báo tử vong trên toàn thế giới thành lập năm 2004, cho biết kể từ ngày 1-3-2020 đến nay đã có 602 nhân viên truyền thông báo chí chết vì COVID-19.
Hơn một nửa trong đó (303 người) ở khu vực châu Mỹ Latinh, khoảng 145 trường hợp ở châu Á, 94 người ở châu Âu, 32 người ở Bắc Mỹ và 28 người ở châu Phi.
Peru là nước có nhiều nhà báo chết vì COVID-19 nhất với 93 trường hợp. Kế đó là Brazil (55 người), Ấn Độ (53 người), Mexico (45 người), Ecuador (42 người), Bangladesh (41 người), Ý (37 người) và Mỹ (31 người).
PEC cho biết họ không thể phân biệt rành rẽ đâu là những nhà báo đã mắc COVID-19 trong khi tác nghiệp. Danh sách của họ cũng bao gồm cả những nhà báo đã nghỉ hưu.
Tổ chức có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ này cho rằng họ tin các nhà báo "nên được ưu tiên tiêm chủng theo yêu cầu".
Trong thông cáo của tổ chức, ông Blaise Lempen, tổng thư ký của PEC, nói: "Do nghề nghiệp của họ, các nhà báo phải tới hiện trường để xác thực thông tin đặc biệt dễ phơi nhiễm với virus. Một số người trong họ, nhất là các nhà báo tự do và các phóng viên ảnh, không thể làm việc từ xa".
Số liệu thống kê của PEC dựa trên thông tin từ truyền thông địa phương, hội nhà báo các nước và thông tin từ các nhân viên của PEC tại địa phương.
Tổ chức này cho rằng con số trên thực tế sẽ còn cao hơn mức 602 vì nguyên nhân tử vong của các nhà báo đôi khi không được nêu cụ thể. Việc một số người qua đời cũng không được thông báo và PEC còn thiếu những nguồn tin đáng tin cậy tại địa phương.
PEC cũng đã tiếp nhận thông tin và có hỗ trợ tài chính cho gia đình các nhà báo đã chết vì COVID-19.
-
TTO - Nga và Trung Quốc, hai thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, đang bị đổ lỗi là trở ngại lớn khiến Liên Hiệp Quốc không thể áp đặt các biện pháp trừng phạt để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar.
-
TTO - Khi TP.HCM lên tiếng sẽ dẹp loạn karaoke tự phát, An Giang trước mắt dẹp karaoke lưu động chống dịch, một số tỉnh thành nói đã 'nghiêm' lâu nay - bạn đọc khắp nơi 'tranh thủ' phản ánh 'nỗi khổ này là nỗi khổ toàn quốc'.
-
TTO - Người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc ngày 4-3 cho biết: Đại sứ mới được bổ nhiệm của Myanmar tại Liên Hiệp Quốc đã từ chức và xác nhận người tiền nhiệm Kyaw Moe Tun - bị chính quyền quân sự sa thải sẽ tiếp tục đại diện cho đất nước này.
-
TTO - Trung tâm Phục hồi chức năng và dưỡng sinh của ông Võ Hoàng Yên chỉ hoạt động hơn một năm thì bỏ hoang. Hiện cơ sở vật chất trong trung tâm này đã xuống cấp trầm trọng, nhiều hạng mục hư hỏng, nhếch nhác.
-
TTO - Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt vào loại lớn nhất nước, vừa thông báo giá khám bệnh mới. Theo đó, mức khám theo yêu cầu với giáo sư là 550.000 đồng/lượt, với phó giáo sư là 450.000 đồng, tiến sĩ là 300.000 đồng.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận