23/06/2021 10:06 GMT+7

Hiến kế 'TP.HCM nâng tầm quốc tế': Di sản 'Hòn ngọc Viễn Đông'

NGUYỄN MINH TÂM
NGUYỄN MINH TÂM

TTO - Từng là một vùng đất hoang sơ, nhiều kênh rạch, thú dữ, Sài Gòn - TP.HCM một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông", trở thành thương hiệu nổi tiếng, trở thành điểm đến của bạn bè năm châu bốn biển lúc bấy giờ.

Hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế: Di sản Hòn ngọc Viễn Đông - Ảnh 1.

Toàn cảnh dinh Độc Lập, quận 1 (TP.HCM) với nhiều mảng xanh - Ảnh: Q.ĐỊNH

Ngày nay, Sài Gòn - TP.HCM là đầu tàu của cả nước về kinh tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, lịch sử... vẫn còn rất nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển. Nhưng với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ hiện nay, Sài Gòn - TP.HCM đang dần đánh mất đi cái hồn, cái nét đẹp vốn có của nó. 

Theo tôi nghĩ, nếu Sài Gòn - TP.HCM chỉ có toàn là cao ốc, bêtông thì chúng ta lấy gì để phát triển và quảng bá thương hiệu cho thành phố?

Theo quan điểm của tôi, nếu chúng ta lặp lại thương hiệu cũ của thành phố này là "Hòn ngọc Viễn Đông" thì không còn gì bằng bởi vì cái tên này đã quá quen thuộc với mọi người. Vì thế, thương hiệu quốc tế của TP.HCM nên là "Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông". Và làm sao chúng ta quảng bá thương hiệu ấy cho bạn bè quốc tế?

Trước hết, chúng ta phải bảo vệ di sản, những công trình kiến trúc lịch sử. Thành phố chúng ta không còn nhiều, nên chúng ta phải chắt chiu. 

Phát triển không có nghĩa là phá bỏ cái cũ để xây cái mới, mà phải phát triển cái mới dựa trên cái có sẵn. Khi thành phố muốn xây dựng một công trình hay dự án nào đó, cần phải xem xét là nó có ảnh hưởng đến cảnh quan chung của thành phố không? 

Dự án ấy có ảnh hưởng đến những hàng cây cổ thụ hay những công trình nào đã tồn tại trước đó không? Nếu có thì phải hết sức cẩn trọng và chuyển hướng để không ảnh hưởng đến di sản của thành phố. 

Ngoài ra, chúng ta không nên xây cao ốc quá nhiều trong trung tâm thành phố vì làm hạn chế tầm nhìn, che khuất các công trình xung quanh. Muốn xây cao ốc, chúng ta phải giới hạn chiều cao cho phù hợp, nên xây các cao ốc xa khu trung tâm để thành phố không bị quá tải.

Để quảng bá thương hiệu của thành phố, chúng ta nên đưa lịch sử hình thành và phát triển thành phố vào chương trình giáo dục phổ thông. Thành phố nên hạn chế việc đầu tư, phát triển quá nhiều vào trung tâm, mà hãy dịch chuyển sang khu đô thị Thủ Thiêm, Nam Sài Gòn để khu trung tâm là khu Sài Gòn cổ kính, để việc phát triển được cân bằng, tránh tình trạng chỗ thì đang quá tải, chỗ thì đang "khát" vốn đầu tư và cần được phát triển. 

Việc xây dựng các dự án trong khu trung tâm cần có sự đồng bộ về kiến trúc và nên tuân theo quy hoạch trước đây của người Pháp. Muốn bảo vệ di sản thì những nhà lãnh đạo, cán bộ quản lý phải có tình yêu với di sản, với thành phố. 

Nhà nước cần có những biện pháp trừng phạt thật nặng với những cá nhân/tổ chức cố tình xâm lấn, phá hoại làm biến dạng di sản, xử nặng những người xả rác, vẽ bậy lên di sản làm mất vẻ đẹp văn minh của thành phố.

Bảo vệ di sản là giữ cho hồn cốt Sài Gòn thêm đẹp và phát triển Sài Gòn thành đô thị hiện đại, văn minh, tạo điểm nhấn cho cảnh quan và nâng cao vị thế của thành phố để mãi là một "Hòn ngọc Viễn Đông".

Nhiều bài viết đề xuất ý tưởng thú vị

Cuộc thi hiến kế "TP.HCM nâng tầm quốc tế" như một diễn đàn mở dành cho bạn đọc đóng góp ý tưởng và giải pháp nâng cao vị thế quốc tế của Sài Gòn TP.HCM. Báo Tuổi Trẻ cùng Sở Ngoại vụ TP.HCM, với sự đồng hành của Vietnam Signature và Global Embassy, tổ chức. Thời gian nhận bài dự thi: từ 16-6 đến hết ngày 16-8-2021.

Bài dự thi gửi về email: hienke@tuoitre.com.vn hoặc gửi về địa chỉ báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM; ngoài bì thư ghi tham gia cuộc thi hiến kế "TP.HCM nâng tầm quốc tế".

Tính đến hết ngày 22-6, hộp thư hienke@tuoitre.com.vn đã nhận được 55 bài viết từ bạn đọc khắp nơi, rất nhiều bài viết đề xuất các ý tưởng thú vị. Cảm ơn các bạn đọc sau đã gửi bài dự thi:

* 16-6: Đinh Thành Trung, Chung Thanh Huy, Tương Quan, Tanthoi Le.

* 17-6: Bình Nguyễn, Chương Nguyễn Hoàng, Tho Ton, Ha Mai, phat thinh nguyen, Đình Tuấn Đào, NB ngobinhparis1.

* 18-6: thai hoang, Tanthoi Le, Đình Tuấn Đào, Diễm Ngọc, Tương Quan, Quỳnh Iris Prelle, kien vutrungkien, Phong Châu Nguyễn, Anh Tú Lê.

* 19-6: tam tranvan, Trang Nguyễn Thị Thùy Trang, Minh Út Nguyễn, Nguyễn Hà Tiên, hung hai, Đình Tuấn Đào, Nguyễn Minh Tâm, Văn Lực Nguyễn.

* 20-6: Diễm Ngọc, Tương Quan, Hiển Bùi, Nguyễn Tuấn Anh, Pham Cao Cuong, Đô Lê Văn, Long Trieu.

* 21-6: Chung Thanh Huy, Aron Schuftan, Hiển Bùi, Văn Lực Nguyễn, Minh Tuan Nguyen.

* 22-6: Hong Nhung Bui, Bình Nguyễn, Ha Le...

BAN TỔ CHỨC

Hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế: Di sản Hòn ngọc Viễn Đông - Ảnh 3.
Hiến kế: Nền giáo dục hạnh phúc - thương hiệu quốc tế của TP.HCM Hiến kế: Nền giáo dục hạnh phúc - thương hiệu quốc tế của TP.HCM

TTO - Ở đâu có nền giáo dục hạnh phúc, ở đó con người có cuộc sống phồn vinh, an lạc. Phát triển là mệnh lệnh đối với TP.HCM và xây dựng thương hiệu quốc tế về giáo dục hạnh phúc phải là lối đi độc đáo của Sài Gòn - TP.HCM.

NGUYỄN MINH TÂM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên