Thứ 5, ngày 11 tháng 8 năm 2022
Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Kinh tế dọc bờ sông Sài Gòn
TTO - Sông Sài Gòn dài, chạy qua nhiều địa phận và có ý nghĩa đặc biệt với người dân thành phố nên phải tập trung để phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch và quốc phòng là điều phải làm ngay.

Sông Sài Gòn chảy giữa TP Thủ Đức và khu trung tâm TP.HCM - Ảnh: THANH ĐẠM
Khách quan mà nói thì mỗi người dân thành phố đều không khó để nhận ra giá trị trước mắt và lâu dài của sông Sài Gòn đối với đời sống dân sinh của mình, cũng như ảnh hưởng của nó đến hình ảnh của TP.HCM.
Về mặt ý tưởng thì chúng ta cần đầu tư phát triển hành lang dọc sông Sài Gòn cùng hệ thống kênh rạch, ao, hồ, mương nước dọc sông. Từ đó hình thành một hệ thống hạ tầng xanh đa chức năng bao gồm giao thông thủy, môi trường, văn hóa và kinh tế, dịch vụ.
Vì sông Sài Gòn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên cần đầu tư xây dựng phát triển kè sông, kinh tế dịch vụ ven sông khi đã xác định được tầm nhìn, mục tiêu tổng quát, nguyên tắc, các tiêu chí về xây dựng. Làm kinh tế, dịch vụ hai bên bờ sông Sài Gòn thông qua việc phát triển không gian kiến trúc cảnh quan và xây dựng hạ tầng xanh.
Về không gian kiến trúc cảnh quan sông Sài Gòn có thể chia thành ba vùng khác nhau là: thượng lưu, trung lưu và hạ lưu.
Khu vực thượng lưu, TP.HCM cần phối kết hợp với Bình Phước, Tây Ninh quản lý đầu nguồn nước, phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái hệ sinh thái nước đầu nguồn. Xem xét, tính toán đến việc kết nối hai bờ bằng cầu đường bộ, thúc đẩy liên kết vùng TP.HCM.
Hai khu vực còn lại cần xác định quan trọng nhất là khu vực sông Sài Gòn đi qua khu trung tâm hiện hữu lịch sử với diện tích 930ha. Đây là khu vực có nhiều hoạt động thương mại, dịch vụ và có tiềm năng phát triển kinh tế, dịch vụ ven sông.
Hướng phát triển sắp tới nên là xây dựng kết nối và đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, gồm bờ kè sông, cầu cảng bến thủy, các tuyến đi bộ, xe đạp, bến bãi trung chuyển kết nối không gian mở công viên cây xanh và quảng trường đô thị.
Phát triển được kinh tế sông Sài Gòn còn giúp thúc đẩy phát triển vùng đất đầy tiềm năng ở khu tây bắc TP.HCM, giúp giãn hơn một triệu dân từ vùng trũng hay bị ngập lên một vùng đất cao hơn, hình thành các khu đô thị mới văn minh hiện đại trong tương lai.
Song song với đó, để giảm tình trạng ô nhiễm sông Sài Gòn như hiện tại, thành phố cần đẩy nhanh dự án cải tạo, xây mới rạch Xuyên Tâm.
Thực tế việc cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm... đã góp phần thay đổi bộ mặt đô thị TP.HCM. Sau khi dự án được thực hiện, những tuyến rạch chính được khơi thông, nạo vét và khu dân cư, khu đô thị quanh khu vực sẽ thay diện mạo mới.

Đồ hoạ: NGỌC THÀNH
-
TTO - Sau điều chỉnh của liên bộ Công thương - Tài chính, từ chiều nay 11-8, mỗi lít xăng RON 95-III giảm về mức 24.660 đồng (giảm 940 đồng); xăng E5 RON 92 có giá mới 23.720 đồng (giảm 900 đồng).
-
TTO - Cơ quan điều tra hình sự khu vực 3, Quân chủng Phòng không - không quân đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam 2 tháng 27 ngày đối với Hoàng Văn Minh vì liên quan vụ tai nạn khiến nữ sinh lớp 12 tử vong ở tỉnh Ninh Thuận.
-
TTO - Ngày 11-8, Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội thông báo nước này đã quyết định tạm dừng công nhận hộ chiếu mẫu mới màu xanh tím than của Việt Nam.
-
TTO - Phát biểu ở cuộc gặp với 2 CLB TP.HCM và Sài Gòn tại trụ sở Thành ủy TP.HCM vào sáng 11-8, Bí thư Nguyễn Văn Nên đã có những chia sẻ thân tình, đồng thời hy vọng 2 đội bóng phải nỗ lực để không phải rớt hạng sau khi V-League 2022 kết thúc.
-
TTO - Một ngày sau khi Trung Quốc đại lục ra sách trắng về Đài Loan, trong đó có nội dung đề xuất mô hình "một quốc gia, hai chế độ", chính quyền Đài Loan đã bác bỏ đề xuất này.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận