11/07/2024 16:05 GMT+7

Hàng rong tràn lan: Giám đốc Sở Công Thương nói nếu không có người mua thì không có người bán

Một đại biểu Nghệ An đã mang 5 gói kẹo không rõ nguồn gốc được mua với giá 16.000 đồng tới nghị trường, bày tỏ lo ngại tình trạng bán hàng rong trước cổng trường.

Đại biểu Trần Thị Khánh Linh mang bánh kẹo trôi nổi tới nghị trường chất vấn giám đốc Sở Công Thương Nghệ An - Ảnh: DOÃN HÒA

Đại biểu Trần Thị Khánh Linh mang bánh kẹo trôi nổi tới nghị trường chất vấn giám đốc Sở Công Thương Nghệ An - Ảnh: DOÃN HÒA

5 gói kẹo không rõ nguồn gốc giá 16.000 đồng

Sáng 11-7, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 21, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, mang tới nghị trường 5 gói kẹo được mua với giá 16.000 đồng có màu sắc bắt mắt, thông tin trên bao bì hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài, đại biểu Trần Thị Khánh Linh bày tỏ lo ngại về nguồn gốc thực phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc được bày bán trước cổng trường.

"Việc bán hàng rong trước cổng trường, bệnh viện không chỉ gây trở ngại về an toàn giao thông mà hàng hóa, bánh kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ còn là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm", bà Linh nói.

Trả lời vấn đề này, ông Phạm Văn Hóa - giám đốc Sở Công Thương Nghệ An - cho biết hiện nay toàn tỉnh này có 48.552 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. 

Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện 1.590 cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt hơn 3,6 tỉ đồng.

Theo ông Hóa, hiện nay hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ phổ biến ở rất nhiều phân khúc của thị trường, từ vùng sâu, vùng xa đến các quán hàng rong hè phố, cửa hàng tạp hóa tại các đô thị…

Nhận trách nhiệm về vai trò quản lý nhà nước về kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, ông Hóa cũng cho rằng để xảy ra tình trạng bán hàng rong trước cổng trường, bệnh viện còn có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý đô thị. 

"Đây là cuộc đấu tranh 2 mặt, giữa cái tốt, cái xấu; giữa hàng thật, hàng giả, trong đó có vai trò quan trọng của người tiêu dùng chứ không phải hoàn toàn dựa vào lực lượng chức năng.

Chúng ta phải quản lý tốt người bán hàng, tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm; tuyên truyền vận động giáo viên, học sinh và phụ huynh không sử dụng hàng hóa trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Nếu không có người mua thì không có người bán", ông Hóa nói.

Ông Nguyễn Viết Hưng - giám đốc Sở Nội vụ Nghệ An - trả lời các vấn đề cử tri quan tâm liên quan đến phương án sáp nhập các phường, xã - Ảnh: DOÃN HÒA

Ông Nguyễn Viết Hưng - giám đốc Sở Nội vụ Nghệ An - trả lời các vấn đề cử tri quan tâm liên quan đến phương án sáp nhập các phường, xã - Ảnh: DOÃN HÒA

800 cán bộ công chức cấp xã dôi dư sau sáp nhập

Thông tin tại kỳ họp, ông Nguyễn Viết Hưng - giám đốc Sở Nội vụ Nghệ An - cho biết trong giai đoạn 2023-2025, Nghệ An sẽ sắp xếp 92 đơn vị hành chính cấp xã, thành lập 43 đơn vị mới, một đơn vị hành chính điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số; qua đó dự kiến dôi dư gần 800 người.

Số cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau sáp nhập ở cấp huyện, cấp xã này sẽ thực hiện giảm dần trong thời gian 5 năm theo quy định.

Người hoạt động không chuyên trách cấp xã dự kiến bố trí 541 người. Số còn dôi dư sẽ cho nghỉ và giải quyết chế độ theo quy định theo nghị quyết hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính.

Đại biểu Phạm Thành Chung - tổ đại biểu huyện Tân Kỳ - nêu ý kiến vừa qua việc dự kiến đổi tên đơn vị hành chính khi tiến hành sắp xếp ở một số nơi đã gặp nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận xã hội; không ít người bị tác động về tâm lý, gây xáo trộn đến sinh hoạt, sản xuất cũng như tâm tư, tình cảm của cộng đồng dân cư.

Về vấn đề này, ông Hưng cho biết vừa qua trong tất cả các cuộc họp, lãnh đạo tỉnh và ngành đều đề nghị các địa phương khi đặt tên cho các đơn vị thuộc diện sắp xếp cần quan tâm đến yếu tố lịch sử, văn hóa, truyền thống, vùng miền… để đảm bảo tên gọi cho phù hợp.

Đồng thời khuyến khích lấy tên của một trong các đơn vị sáp nhập để giảm thiểu việc đổi tên giấy tờ của người dân và phải đảm bảo sự đồng thuận của trên 50% cử tri ở các địa phương liên quan.

Từ thực tiễn vừa qua, ông Hưng cho rằng trước hết phải tập trung tuyên truyền, vận động để người dân hiểu được chủ trương, chính sách. Trước khi đặt tên phải bàn bạc kỹ, phân tích thấu đáo, cụ thể, nghiên cứu kỹ yếu tố văn hóa, truyền thống, lịch sử, tính đặc thù để tên có ý nghĩa và được sự đồng thuận của nhân dân.

Chưa thống nhất tên Đôi Hậu, nên đề xuất chưa sáp nhập hai xãChưa thống nhất tên Đôi Hậu, nên đề xuất chưa sáp nhập hai xã

Do chưa thống nhất được tên gọi mới sau sáp nhập, Sở Nội vụ Nghệ An đề xuất tạm dừng sáp nhập hai xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên