Chủ nhật, ngày 17 tháng 1 năm 2021
Hàng ngàn người Thái biểu tình ôn hòa trước 'biểu tượng' của hoàng gia
TTO - Người biểu tình Thái Lan tụ tập bên ngoài một doanh trại quân đội quan trọng trong ngày 29-11 để kêu gọi cải cách lực lượng vũ trang và chế độ quân chủ, trong khi lực lượng cảnh sát chốt chặn dày đặc lối vào khu vực này.

Người biểu tình ngồi trên đường Phahon Yothin bên ngoài doanh trại của trung đoàn bộ binh 11 trong ngày 29-11 kêu gọi cải cách lực lượng vũ trang và chế độ quân chủ - Ảnh: Bangkok Post
Theo báo Bangkok Post, đây là cuộc biểu tình mới nhất trong một loạt cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra nhiều tháng qua ở Thái Lan.
Chiều chủ nhật 29-11, hàng ngàn người biểu tình đã tuần hành từ trạm BTS Wat Phra Si Mahathat đến trung đoàn bộ binh 11 trên đường Phayon Yothin, cách đó khoảng 1km.
Trung đoàn bộ binh 11 được chọn làm địa điểm biểu tình vì giá trị biểu tượng của nó. Năm 2019, trung đoàn này được chuyển từ quân đội sang sự chỉ đạo trực tiếp của nhà vua. Doanh trại là trung tâm đào tạo các tình nguyện viên do nhà vua khởi xướng.
Ban tổ chức cuộc biểu tình cho biết quân đội là mục tiêu của biểu tình bởi lực lượng này có vai trò quan trọng trong các cuộc đảo chính trước đây ở Thái Lan.
Thủ lĩnh cuộc biểu tình Parit "Penguin" Chiwarak kêu gọi trung đoàn bộ binh 11 nên sát cánh với những người biểu tình để bảo vệ người dân và đảm bảo người biểu tình trong ôn hòa, không vượt qua hàng rào kẽm gai của cảnh sát để vào trong.

Cảnh sát lập rào chắn trước một hàng rào kẽm gai ngăn cách với người biểu tình trên đường Phahon Yothin, trước doanh trại của trung đoàn bộ binh 11 - Ảnh: Bangkok Post
Người biểu tình Thái Lan yêu cầu cải cách lực lượng vũ trang và chế độ quân chủ. Đồng thời kêu gọi bãi miễn Thủ tướng Prayut Chan-o-cha và sửa đổi hiến pháp hiện tại vì theo họ, đây là hiến pháp do phần tử đảo chính viết ra.
Hình ảnh trên mạng xã hội và truyền thông cho thấy người biểu tình ngồi ôn hòa trước trung đoàn bộ binh 11. Cảnh sát cảnh báo người biểu tình sẽ phải đối mặt với sự chống trả quyết liệt nếu cố gắng vào bên trong.
Làn sóng biểu tình bắt đầu từ đầu năm nay nhưng bùng lên ở Thái Lan từ tháng 6-2020 đến nay sau khi nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng Wanchalearm Satsaksit mất tích ở Campuchia, nơi ông sống lưu vong kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014.
Tuy nhiên, mọi thứ trở nên căng thẳng và khó đoán hơn khi người biểu tình bắt đầu đặt câu hỏi về quyền lực của chế độ quân chủ. Đây là một điều phạm húy chấn động vì từ lúc mới sinh, người Thái được giáo dục phải tôn kính và yêu mến chế độ quân chủ.
Luật ở Thái Lan cũng cấm bất kỳ sự xúc phạm nào đối với chế độ quân chủ.
-
TTO - Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hoàn tất kết luận điều tra đề nghị truy tố ông Lê Đình Trung và pháp nhân là Công ty cổ phần tập đoàn bia Sài Gòn Việt Nam, do ông này đồng sáng lập.
-
TTO - Trước phản ánh của báo chí và dư luận về việc công trình Mã Pì Lèng Panorama sau cải tạo lại bề thế hơn trước, công trình này vừa được tháo mái để hạ chiều cao, theo yêu cầu của chính quyền địa phương.
-
TTO - "Khi chỉ còn vài ngày nữa, Tổng thống Mỹ Donald Trump mãn nhiệm, nhiều nhân vật giàu có và người quen của họ đang đổ tiền cho đồng minh của ông với hi vọng nhận được ân xá", theo New York Times.
-
TTO - 'Nếu Võ sinh đại chiến chết, đó không đơn thuần là một bộ phim chết mà chết cả nền điện ảnh Việt Nam này' - đạo diễn Bá Cường của 'Võ sinh đại chiến' tuyên bố.
-
TTO - Các mẩu đăng tuyển trôi dạt trên mạng xã hội đều được cam kết 'tuyển trực tiếp không mất phí', nhưng ứng viên lại được dẫn lòng vòng qua 3-4 địa điểm 'để nhận việc'.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận