21/04/2024 09:09 GMT+7

Hạn hán Tây Nguyên: Nông dân tổng lực tìm nguồn nước tưới cây

Các nguồn nước phục vụ sản xuất đang cạn kiệt, hàng ngàn héc ta cây trồng ở Đắk Nông và các tỉnh Tây Nguyên đứng trước nguy cơ giảm năng suất, chết cây do thiếu nước tưới.

Hồ thủy lợi Ea Blang ở thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk trơ đáy - Ảnh: TÂM AN

Hồ thủy lợi Ea Blang ở thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk trơ đáy - Ảnh: TÂM AN

Gia đình ông Ngô Xuân Hải có hơn 4.500 cây cà phê, đang bước vào giai đoạn quả non nhưng thiếu nước tưới bắt đầu héo lá, có dấu hiệu chết khô.

Các giếng khoan đã trơ đáy, đây là nguồn nước tưới duy nhất của rẫy cà phê ông Hải. Trong cơn tuyệt vọng, buồn rầu vì không có nguồn nước thay thế ông được xã Đắk Lao (Đắk Mil, Đắk Nông) thông báo hồ Đắk Ken được bơm chuyền nước đợt 4 để phục vụ tưới cho cây trồng.

Cả nhà ông Hải như bắt được vàng người chuẩn bị máy bơm, sửa vòi rồng. Rẫy ông Hải cách hồ Đắk Ken hơn 2km.

Giữa khô hạn, gia đình ông Nguyễn Văn Liên, ở thôn Đức Sơn, xã Đức Mạnh (Đắk Mil, Đắk Nông), mua nước của người dân có giếng khoan trên địa bàn để bơm chuyền về hồ của gia đình tưới cho cây cà phê. Ông Liên đang tưới cầm chừng đợt 4 để cứu 1.400 cây cà phê khỏi chết khô.

Ông Liên chia sẻ: "Gia đình đã mua hơn 100 giờ bơm nước của người dân với giá 120.000 đồng/giờ để chống hạn. May mắn là có nguồn nước của người dân bán lại. Tuy nhiên, dù đặt hàng mua nước nhưng phải chờ 10 ngày người bán mới sắp lịch bơm nước về hồ của gia đình vì còn nhiều rẫy khác cũng thiếu nước".

Còn rẫy ông Nguyễn Văn Minh, ở thôn Đắc Thọ, xã Đắk Lao (Đắk Mil, Đắk Nông), có 900 cây cà phê dù chạy vạy khắp cũng không tìm được nguồn nước thay thế vì hồ chứa cạn kiệt nước khiến cây cà phê của gia đình ông bắt đầu chết khô.

Nhiều hộ gia đình nông dân ở Tây Nguyên như các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk cũng đang tổng lực tìm nguồn nước để tưới "lướt" chờ những cơn mưa vàng.

Suối Đắk Sôr, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô (Đắk Nông) cạn khô

Suối Đắk Sôr, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô (Đắk Nông) cạn khô

Anh Tô Văn Điện, ở thôn Đắk Hợp, xã Nam Xuân (Krông Nô), có 1.000 gốc cà phê, kéo dây đi chắt từng vũng nước còn sót lại dọc suối để tưới cho cây trồng

Anh Tô Văn Điện, ở thôn Đắk Hợp, xã Nam Xuân (Krông Nô), có 1.000 gốc cà phê, kéo dây đi chắt từng vũng nước còn sót lại dọc suối để tưới cho cây trồng

Ông Nguyễn Văn Liên mua 100 giờ bơm nước (120.000 đồng/giờ) để tưới lướt chống hạn cho cây cà phê

Ông Nguyễn Văn Liên mua 100 giờ bơm nước (120.000 đồng/giờ) để tưới lướt chống hạn cho cây cà phê

Các nguồn nước phục vụ sản xuất như ao, hồ, suối hầu hết đã khô cạn

Các nguồn nước phục vụ sản xuất như ao, hồ, suối hầu hết đã khô cạn

700 gốc cà phê khô héo của ông Nguyễn Khắc Chinh, thôn Đắc Thọ, xã Đắk Lao, Đắk Mil, không có nước tưới

700 gốc cà phê khô héo của ông Nguyễn Khắc Chinh, thôn Đắc Thọ, xã Đắk Lao, Đắk Mil, không có nước tưới

Rẫy mì đang chết khát của bà Trần Thị Liên (67 tuổi), trú thôn Sơn Bình, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, Gia Lai - Ảnh: TẤN LỰC

Rẫy mì đang chết khát của bà Trần Thị Liên (67 tuổi), trú thôn Sơn Bình, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, Gia Lai - Ảnh: TẤN LỰC

Hồ thủy lợi C3, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà, Kon Tum, trơ đáy trong mùa khô năm nay - Ảnh: T.H.

Hồ thủy lợi C3, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà, Kon Tum, trơ đáy trong mùa khô năm nay - Ảnh: T.H.

Tăng tốc làm thủy lợi chống hạn cho Tây Nguyên và Nam Trung BộTăng tốc làm thủy lợi chống hạn cho Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

Nhiều vùng nông nghiệp tại Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đang đứng trước nguy cơ chết khát vì khô hạn, thiếu nước tưới.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên