Người nước ngoài có quan tâm và hiểu biết về giáo dục tại VN nhìn nhận vấn đề này thế nào? Xin giới thiệu một số ý kiến dưới đây.
Phóng to |
Từng theo dạy cả bậc phổ thông lẫn đại học tại TP.HCM, tôi nhận ra rằng môi trường giáo dục trong trường học VN còn tồn tại nhiều bất cập. Cụ thể, trung bình một lớp học hệ phổ thông thường có 40-50 học sinh và giáo viên thường rơi vào trạng thái dễ cáu gắt bởi có quá nhiều việc phải lo, từ “mớm” bài đến kiểm tra bài học sinh và muôn vàn việc không tên khác.
Tương tự, cách dạy ở đại học VN cũng chỉ thuần “thầy đọc - trò chép” (nhiều lần tôi thầm nghĩ sao giảng viên không photo tài liệu rồi đưa cho sinh viên luôn để đỡ mất công đọc và tốn nhiều thời gian vô ích?). Cách học thụ động và cũ kỹ này dĩ nhiên không đem lại lợi ích cho người học nên theo tôi phải thay đổi ngay.
Nhưng phải thay đổi ra sao khi lớp học quá đông, bài vở nặng và muôn vàn trách nhiệm phải gồng gánh trong khi đồng lương giáo viên lại còm cõi, không tương xứng? Tôi nghĩ trong môi trường giáo dục như vậy, việc nhiều giáo viên mở lớp dạy thêm là điều dễ hiểu.
Tất nhiên sẽ có một bộ phận giáo viên dạy thêm với động cơ không trong sáng, buộc học sinh đi học thêm để làm giàu, nhưng bên cạnh đó là số đông dạy thêm chỉ với mong muốn bổ sung phần nào nguồn thu nhập chính khóa không đủ sống.
Một số sinh viên của tôi chia sẻ chính cách dạy và học rập khuôn, trên bảo sao dưới nghe vậy... không chỉ khiến người dạy bị áp lực mà người học cũng chán nản, không tìm thấy động lực học tập. Tư duy sáng tạo bị từ chối, người học không được viết những điều bản thân thật sự nghĩ, không được tranh luận để học theo kiểu “hiểu sâu”... dẫn đến việc học theo kiểu đối phó rồi học thêm, gian lận trong thi cử xảy ra ngày một phổ biến...
Nếu người dạy học tại VN được cải thiện lương và giảm bớt phần nào trách nhiệm trong công việc, tôi tin chắc mọi việc sẽ khác bức tranh hiện tại. (Mặc dù biết không thể so sánh nhưng cũng xin mở ngoặc nói thêm là theo Bộ Lao động Hoa Kỳ, thu nhập trung bình hằng năm của giáo viên bậc tiểu học, trung học cơ sở và mầm non ở Mỹ với bằng tốt nghiệp hệ đại học là gần 50.000 USD (số liệu năm 2010)). Mức lương này cao hơn thu nhập của giới nhân viên văn phòng có trình độ cử nhân tại Mỹ.
Việc dạy dỗ người trẻ - tương lai của đất nước - dù trong hoàn cảnh nào cũng nên được xem là nghề đáng tôn trọng nhất ở xã hội. Tiếc là hiện nay tại VN giáo viên chỉ nhận được đồng lương rẻ mạt. Theo tôi, không thể có sự phát triển trong giáo dục nếu chúng ta chỉ đặt ra những tham vọng xa vời mà quên mất việc giải quyết những khó khăn trước mắt.
Hãy hành động và thay đổi ngay những bất cập trong giáo dục nếu các bạn mong muốn giới trẻ Việt sẽ tạo nên những đóng góp đáng kể cho đất nước sau này.
Lương giáo viên Nhật khá ổn định Nước Nhật rất giống VN ở chỗ áp lực trước mỗi kỳ thi chuyển cấp là vô cùng căng thẳng. Hầu hết người trẻ đều phải đi học thêm tại các trung tâm ngoài giờ (thường được quản lý bởi các công ty tư nhân). Chỉ có điều giáo viên trong trường không được phép dạy tại đây để tránh trường hợp đề thi bị lộ. Tôi nghĩ mức thu nhập tốt cho giáo viên phổ thông đã giúp chúng tôi quản lý hiệu quả hệ thống giáo dục ngoài giờ của đất nước. Nhiều giáo viên giỏi bỏ nghề Từ thực tế chứng kiến sau ba năm làm việc tại VN, tôi nghĩ rất nhiều giáo viên tiếng Anh hệ phổ thông của các bạn đang dần chuyển sang dạy trung tâm hoặc trường quốc tế, một số khác chuyển nghề hẳn... bởi không thể sống được với đồng lương quá bấp bênh. Tôi có người bạn từng dạy miệt mài sáng chiều ở trường phổ thông để nhận mức lương chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng trong khi cô ấy có thể kiếm hơn 20 triệu đồng/tháng khi dạy ở trung tâm. Cô ấy hiện quyết định sẽ tập trung dạy hẳn ở trung tâm. Tôi nghĩ lương cho giáo viên phổ thông tại VN thấp nhất trong các quốc gia đang phát triển. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận