Đây là thông tin tại hội nghị triển khai công tác năm 2024 của ngành xuất bản do Cục Xuất bản, In và Phát hành tổ chức ngày 22-3 tại Hà Nội. Tuy nhiên, doanh thu chung của toàn ngành vẫn tăng nhẹ.
Cụ thể, năm 2023 tổng doanh thu toàn ngành đạt hơn 4.105 tỉ đồng (tăng 4,98%); nộp ngân sách hơn 383 tỉ đồng (tăng 8,5%); lợi nhuận (sau thuế) đạt hơn 455 tỉ đồng (tăng 8,4%).
Xuất bản phẩm dạng sách in đạt 31.208 cuốn (giảm 4,4%) với gần 461 triệu bản (giảm 14,6%); xuất bản phẩm dạng điện tử đạt 4.000 xuất bản phẩm (tăng 19,4%) với ước tính khoảng 36 triệu bản (tăng 11%).
Danh sách năm nhà xuất bản có doanh thu trên 100 tỉ đồng vẫn như năm 2022.
Dẫn đầu doanh thu vẫn là Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam với hơn 2.654 tỉ đồng, đạt 114% so với năm 2022; Nhà xuất bản Kim Đồng thu 400 tỉ đồng, đạt 81% so với năm 2022; Nhà xuất bản Tài Nguyên - Môi Trường Và Bản Đồ Việt Nam đạt 182 tỉ đồng; Nhà xuất bản Trẻ đạt 158,1 tỉ đồng; Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật 103,65 tỉ đồng (94% so với 2022).
Sáu nhà xuất bản có doanh thu dưới 1 tỉ đồng.
Bảy nhà xuất bản có mức tăng trưởng cao về doanh thu trong năm 2023.
Trong khi doanh thu ngành xuất bản tăng nhẹ thì tỉ lệ xuất bản phẩm bình quân đầu người giảm 11% (đạt 5,36 bản).
Trong đó có 3,88 bản là sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên; chỉ 1,48 bản là các loại sách và xuất bản phẩm khác.
Số lượng sách có lượng phát hành lớn tăng lên. Một số đầu sách có số lượng phát hành lớn, cả dạng in truyền thống và điện tử như Hạt giống tâm hồn, Đắc nhân tâm, Quẳng gánh lo đi và vui sống, Hành trình về phương Đông, Nhà giả kim, Hiểu và trái tim - nghệ thuật sống hạnh phúc, Cây cam ngọt của tôi, Nghĩ giàu và làm giàu, Lược sử loài người...
Năm 2023, Cục Xuất bản, In và Phát hành đã xử lý 25 xuất bản phẩm vi phạm (giảm 3,8%). Trong đó có 21 xuất bản phẩm vi phạm về nội dung (giảm 16%) và bốn xuất bản phẩm vi phạm khác (tăng 4 lần).
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Hùng - bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông - nhận định ngành xuất bản đang gặp khó khăn, rất cần đổi mới tư duy và sáng tạo để tăng trưởng.
Lương Nhà xuất bản Lý Luận Chính Trị cao nhất
Theo số liệu của Cục Xuất bản, In và Phát hành, thu nhập bình quân của viên chức, người lao động các nhà xuất bản năm 2023 thì Nhà xuất bản Lý Luận Chính Trị dẫn đầu với gần 28,8 triệu đồng/tháng.
Tiếp đó là lương của người lao động Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đạt 22,75 triệu đồng/tháng, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm TP.HCM 18,5 triệu đồng/tháng, Nhà xuất bản Kim Đồng gần 18,1 triệu đồng/tháng, Nhà xuất bản Tư Pháp 17,5 triệu đồng/tháng, Nhà xuất bản Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 16 triệu đồng/tháng, Nhà xuất bản Trẻ 14,8 triệu đồng/tháng.
Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam tuy dẫn đầu về doanh thu nhưng thu nhập bình quân của viên chức, người lao động thuộc nhóm thấp, năm 2023 đạt 8,2 triệu đồng/tháng.
Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật có lương bình quân hơn 9,1 triệu đồng/tháng.
Nhà xuất bản Lý Luận Chính Trị có lương bình quân cao do chỉ có 29 viên chức, người lao động, trong đó 15 người có trình độ trên đại học và 14 người có trình độ cao đẳng và đại học.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận