18/01/2024 18:40 GMT+7

Chưa thể tự chủ, Hội Xuất bản Việt Nam tiếp tục 'kêu' vì vẫn ‘ba không’

Tại Hội nghị giao ban các cơ quan chủ quản nhà xuất bản năm 2023, ông Phạm Minh Tuấn - chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam - tiếp tục có ý kiến về khó khăn của Hội Xuất bản Việt Nam sau ý kiến từ hội nghị các năm trước nhưng tình hình chưa cải thiện.

Toàn cảnh hội nghị giao ban các cơ quan chủ quản nhà xuất bản năm 2023 - Ảnh: VŨ THE

Toàn cảnh hội nghị giao ban các cơ quan chủ quản nhà xuất bản năm 2023 - Ảnh: VŨ THE

Hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 18-1 tại Hà Nội.

Không trụ sở, không biên chế, không kinh phí

Theo chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Phạm Minh Tuấn, hiện hội này vẫn là hội "ba không", trụ sở đi ở nhờ, đi thuê, biên chế không có, kinh phí hoạt động không được cấp, ngoài gần 1 tỉ đồng ngân sách nhà nước chi cho Giải thưởng Sách quốc gia mỗi năm.

Số tiền này cũng không đủ để tổ chức giải thưởng mà hội xin được tài trợ từ doanh nghiệp quan tâm tới văn hóa.

Bày tỏ chia sẻ khi Hội Xuất bản Việt Nam - một trong 30 hội được nhà nước giao nhiệm vụ nhưng lại không trụ sở, không biên chế, không kinh phí, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cũng cho rằng công tác hội cần được quan tâm, trong đó có vấn đề lớn là hội cần được giao biên chế và kinh phí từ ngân sách.

Định hướng năm 2024, Cục Xuất bản, In và Phát hành tham mưu với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị liên quan đến góc độ tài chính, thuế trong xuất bản hiện nay để ngành xuất bản phát triển thuận lợi hơn.

Đối mặt với tình trạng bão hòa thông tin, xuất bản phải chuyển dịch theo hướng biến thông tin thành tri thức. Đồng thời chú trọng phát triển sách điện tử, sách nói.

Thứ trưởng Lâm cho biết thêm năm nay sẽ lập hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật Xuất bản. Đồng thời sửa nghị định 18, thực chất là thay thế bằng một nghị định mới về tiền bản quyền đối với báo chí, xuất bản, để hướng dẫn thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực này theo hướng tìm một công thức tính tiền bản quyền thay thế công thức hiện nay không áp dụng được cho sách điện tử, sách nói.

Phó Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm phát biểu chỉ đạo hội nghị - Ảnh: VŨ THE

Phó Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm phát biểu chỉ đạo hội nghị - Ảnh: VŨ THE

Sự bất lực của các nhà xuất bản?

Một câu chuyện đáng chú ý khác được Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói đến là phí quản lý xuất bản mà một số công ty sách trả cho nhà xuất bản trong mô hình liên kết quá rẻ mạt.

Điều này khiến mô hình liên kết xuất bản mất đi ý nghĩa ban đầu, như bán cái, thể hiện sự bất lực của một số nhà xuất bản khi không còn nguồn lực để tổ chức bản thảo, biên tập, tự làm sách mà khoán cho xã hội làm.

Hậu quả người được làm (nhà xuất bản) không làm được, vai trò được chuyển cho các công ty sách và lực lượng này ngày càng lớn mạnh, sự phân chia lao động, phân chia thụ hưởng trong mô hình liên kết xuất bản không công bằng.

Nếu không xử lý được vấn đề này, hoạt động xuất bản có thể dẫn đến biến tướng, tư nhân núp bóng và sẽ có nhà xuất bản đi chệch đường.

Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên cũng cho biết phí quản lý xuất bản có khi chỉ một vài triệu đồng, thậm chí vài trăm ngàn cho một cuốn sách liên kết xuất bản.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Thanh Lâm - phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - ghi nhận những kết quả nổi bật trong năm 2023 của ngành xuất bản và chỉ đạo cần khắc phục những hạn chế đang tồn tại trong năm 2024.

Các cơ quan chủ quản tập trung quan tâm đầu tư, nâng cao năng lực hoạt động của các nhà xuất bản, nâng cao chất lượng xuất bản phẩm; bổ sung vốn, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật; tăng cường cơ chế đặt hàng, bảo đảm điều kiện hoạt động cho nhà xuất bản…

Cơ quan chủ quản cũng quan tâm, đầu tư cho nhà xuất bản trong việc thúc đẩy phát triển văn hóa đọc và thực hiện chuyển đổi số, đóng góp vào việc đưa ngành xuất bản phát triển thành ngành kinh tế, công nghệ hiện đại...

Xuất bản giảm số lượng nhưng tăng doanh thu

Về tình hình ngành xuất bản năm qua, ông Nguyễn Nguyên cho biết năm 2023, doanh thu các nhà xuất bản ước đạt 3.700 tỉ đồng (tăng 15,6%); số xuất bản phẩm in 33.000 sản phẩm với 450 triệu bản (giảm 11% về xuất bản phẩm và giảm 23% về số bản sách so với cùng kỳ năm 2022).

Buông lỏng quản lý: Nhà xuất bản gặp khó, công ty sách trỗi dậyBuông lỏng quản lý: Nhà xuất bản gặp khó, công ty sách trỗi dậy

Cục Xuất bản, In và Phát hành trong báo cáo năm 2022 thừa nhận một số nhà xuất bản gặp khó khăn trong việc khai thác bản thảo (nên phải sống bằng "bán giấy phép" thay vì tự khai thác bản thảo làm sách - PV); sách có giá trị và có sức lan tỏa còn ít.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên