12/08/2024 15:30 GMT+7

Giải mã tương lai ngành xã hội học đầy tiềm năng

Chuyên ngành nghiên cứu về hành vi và những mối quan hệ của con người ngoài xã hội càng ngày càng được quan tâm. Bài viết hôm nay của CareerViet sẽ chia sẻ tất tần tật những thông tin liên quan đến cơ hội việc làm và tương lai của ngành xã hội học!

Ngành Xã hội học tập trung nghiên cứu về hành vi và những mối quan hệ của con người ngoài xã hội (Nguồn: Internet)

Ngành Xã hội học tập trung nghiên cứu về hành vi và những mối quan hệ của con người ngoài xã hội (Nguồn: Internet)

Ngành xã hội học là gì?

Ngành xã hội học là gì là câu hỏi cơ bản mà bạn trẻ nào cũng cần làm rõ câu trả lời trước khi định hướng công việc liên quan đến nhóm ngành này. 

Đây là ngành học nghiên cứu về những mối quan hệ trong xã hội và các thể chế xã hội của con người. 

Bằng cách ứng dụng những phương pháp điều tra phân tích, thực nghiệm và phê bình, ngành xã hội học giúp người học tìm hiểu được tính trật tự của xã hội, những thay đổi và các vấn đề đang diễn ra ngoài xã hội. 

Chủ đề của ngành xã hội học khá đa dạng và phong phú, có thể bao gồm rất nhiều các phạm trù khác nhau, từ tội phạm đến tôn giáo, từ Nhà nước đến gia đình, từ sự phân tầng xã hội, phân chia chủng tộc cho đến niềm tin chung của một nền văn hóa vững mạnh và công bằng dựa trên sự ổn định, thay đổi căn bản trong toàn xã hội.

Ngành Xã hội học có chủ đề đa dạng và phong phú (Nguồn: Internet)

Ngành Xã hội học có chủ đề đa dạng và phong phú (Nguồn: Internet)

Ngành xã hội học là làm gì?

Ngành xã hội học làm nghề gì? Đây là thắc mắc mà hầu như bạn sinh viên nào cũng đều quan tâm khi theo đuổi nhóm ngành này. 

Xã hội học được đánh giá là một ngành học có rất nhiều triển vọng để phát triển nghề nghiệp trong tương lai cùng với đó là những vị trí việc làm phong phú, đa dạng cho bạn lựa chọn phù hợp với năng lực. 

Sinh viên theo học ngành Xã hội học khi tốt nghiệp ra trường sẽ có đủ năng lực và kỹ năng liên quan đến chuyên môn để đảm nhiệm các vị trí công việc khác nhau thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng như:

  • ● Làm việc trong lĩnh vực quan hệ công chúng: Phóng viên, Quảng cáo, Biên tập viên, Tổ chức sự kiện.
  • ● Làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn: Nghiên cứu viên chuyên tư vấn những chính sách phát triển bền vững; Nghiên cứu và tư vấn truyền thông, quảng cáo; Nghiên cứu thị trường; Điều tra dư luận xã hội.
  • ● Làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý: Điều hành các tổ chức dân sự; Quản trị các dự án đầu tư xã hội; Quản trị nhân sự; Quan hệ khách hàng; Thống kê; Bán hàng và quản lý khách hàng.
  • ● Làm việc trong lĩnh vực dịch vụ và phục vụ con người: Điều phối viên; Chuyên viên cho các quỹ hoạt động và phát triển, tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam, những tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từ thiện; Nhân viên phát triển cộng động, công tác xã hội.
  • ● Làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo: Giảng viên tại những trường đại học, cao đẳng có chương trình học về Xã hội học; Giảng dạy, tập huấn những khóa đào tạo ngắn hạn cho các tổ chức hoặc cộng đồng có nhu cầu.
Làm việc trong lĩnh vực hành chính công: Chuyên viên trong những tổ chức hành chính sự nghiệp (dân số, giáo dục, văn hóa, lao động, y tế, dân vận, tuyên giáo, thống kê, dân tộc), cơ quan thuộc quyền của Đảng và đoàn thể, cơ quan An ninh và phòng chống tệ nạn xã hội.

Những vị trí việc làm thuộc ngành Xã hội học có tính ứng dụng cao và rất thiết thực trong cuộc sống, phù hợp với tuýp người năng động, giao tiếp tốt khéo léo, có óc quan sát và tinh thần dấn thân vì xã hội cao.

Sinh viên ngành Xã hội học có thể trở thành Quản trị nhân sự khi ra trường (Nguồn: Internet)

Sinh viên ngành Xã hội học có thể trở thành Quản trị nhân sự khi ra trường (Nguồn: Internet)

Nhu cầu tuyển dụng và mức lương ngành xã hội học

Ngành Xã hội học có tương lai không khi mà hiện nay cộng đồng lại ưa chuộng những nhóm ngành liên quan đến Khoa học và Tự nhiên hơn? Theo các thống kê trên thực tế, ngành Xã hội học có sự liên quan mật thiết với sự phát triển của xã hội trên nhiều mặt. 

Hầu hết các trung tâm nghiên cứu, các doanh nghiệp chuyên về kinh doanh hay các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội,... đều cần đến các vị trí việc làm liên quan đến ngành Xã hội học trong cơ cấu tổ chức. Do vậy, nhu cầu tuyển dụng của ngành này khá sôi động và nhộn nhịp.

Ngoài vị trí việc làm thì các bạn trẻ cũng quan tâm đến mức lương ngành Xã hội học. Tùy thuộc vào chức vụ công việc, chế độ của công ty và các yếu tố khách quan khác mà mức lương của các vị trí việc làm trong nhóm ngành Xã hội học sẽ có sự khác biệt. Nhưng nhìn chung, đây vẫn là nhóm ngành có mức lương khá cao và nằm trong top những ngành có mức lương ổn định trên thị trường việc làm. Cụ thể như sau:

● Chuyên viên tổ chức sự kiện: 5.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng.

Điều phối viên: 5.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng.

Chuyên viên quan hệ khách hàng: 4.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng.

Tùy theo năng lực thực tế mà mức lương này có thể có sự chênh lệch nhất định. Để tìm hiểu chi tiết và kỹ càng hơn về mức lương của nhóm ngành này, bạn có thể truy cập ngay vào VietnamSalary để cập nhật các thông tin và thống kê mới nhất.

(Còn tiếp)

Ngành kinh doanh thương mại là gì? Có nên học kinh doanh thương mại?Ngành kinh doanh thương mại là gì? Có nên học kinh doanh thương mại?

Ngành kinh doanh thương mại là một ngành học được nhiều lựa chọn của các bạn trẻ trong mỗi mùa tuyển sinh Đại học, Cao Đẳng hàng năm. Tuy nhiên vẫn có nhiều bạn chưa nắm rõ ngành kinh doanh thương mại học những gì? Cơ hội xin việc có dễ không, sự nghiệp dễ thăng tiến không? Nếu bạn còn đang phân vân về lựa chọn học ngành kinh doanh thương mại, hãy cùng CareerViet tìm giải đáp ngay sau bài viết này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên