27/07/2024 09:00 GMT+7

Giải mã ngành học hot nhất nhì IT: Kỹ thuật Phần mềm

Không phải ngẫu nhiên mà ngành kỹ thuật phần mềm lại lọt vào top 5 chuyên ngành hot nhất thuộc lĩnh vực IT. Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm thông tin về ngành học này, hãy để CareerViet giúp bạn giải đáp trong bài viết bên dưới.

Kỹ thuật Phần mềm lọt vào top 5 chuyên ngành "hot" nhất thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (Nguồn: Internet)

Kỹ thuật Phần mềm lọt vào top 5 chuyên ngành "hot" nhất thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (Nguồn: Internet)

Ngành kỹ thuật phần mềm là gì?

Kỹ thuật phần mềm là ngành học chuyên về nghiên cứu cách thức hoạt động hay quy trình của những phần mềm vi tính, ngoài ra còn tham gia vào thiết kế, thử nghiệm, bảo trì chúng. 

Nói đơn giản hơn, tất cả những phần mềm mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày, từ những ứng dụng tin học văn phòng cơ bản như Word, Excel hay Powerpoint, cho đến các trình duyệt web như Chrome, Safari, Google,... đều thuộc ứng dụng và là sản phẩm của ngày kỹ thuật phần mềm.

Ngoài việc ứng dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình để tạo ra vô số các chương trình và phần mềm, các kỹ sư thuộc ngành kỹ thuật phần mềm còn có nhiệm vụ chính là kết hợp các nguyên tắc kỹ thuật cùng ngôn ngữ lập trình để tạo nên các giải pháp phần mềm, sau đó chuyển đến tay người dùng cuối. Đó là những thông tin cơ bản trả lời cho câu hỏi "Ngành kỹ thuật phần mềm là gì?".

Ngành kỹ thuật phần mềm là gì (Nguồn: Internet)

Ngành kỹ thuật phần mềm là gì (Nguồn: Internet)

Các chuyên ngành kỹ thuật phần mềm

Vậy ngành kỹ thuật phần mềm học những gì? Ngành học kỹ thuật phần mềm sẽ bao gồm 2 chuyên ngành chính: Phát triển phần mềm và Môi trường ảo và phát triển game.

● Chuyên ngành Phát triển phần mềm: Bộ môn này sẽ giảng dạy cho sinh viên về những đặc trưng điển hình của phần mềm. 

Sinh viên sẽ được học hỏi về chu trình phần mềm, các khái niệm cơ bản, các hoạt động kỹ thuật, kiến thức thực nghiệm về việc chọn lựa phương pháp kỹ thuật, công cụ sử dụng, mô hình của dự án, QA và quản lý dự án. 

Ngoài ra sinh viên khi theo học phát triển phần mềm còn được làm quen với các loại hệ thống khác nhau, có thể kể đến hệ thống thời gian thực, phân tán, cơ sở dữ liệu, an toàn bảo mật,... 

Bên cạnh đó còn được làm quen với phương thức hỗ trợ xây dựng các ứng dụng mang tính thực tiễn trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, hay y khoa. 

Các kiến thức trong chuyên ngành phát triển phần mềm tập trung hướng đến mục tiêu phát triển cộng đồng hơn là toàn cầu, đồng thời điện tử hóa các công việc với ba mô hình chính là E-Government, E-Commerce và E-Learning.

● Chuyên ngành Môi trường ảo và phát triển game: Khác với bộ môn phát triển phần mềm, các sinh viên theo học chuyên ngành môi trường ảo và phát triển game chủ yếu sẽ làm quen với công nghệ phần mềm nhúng, từ mô hình, giải pháp cho đến cách để xây dựng quy trình phát triển loại phần mềm này. 

Các phần mềm nhúng kể trên sẽ được xây dựng dựa trên hệ điều hành nhúng hoặc hệ điều hành thời gian thực. 

Ngoài ra sinh viên sẽ được làm quen với mô hình tính toán dự kiến sẽ được sử dụng trong tương lai U-Computing, hay triển khai các ứng dụng với U-Commerce. 

Bên cạnh đó còn được tiếp cận với Engine Development - nghiên cứu chuyên sâu về các công nghệ 3 chiều nhằm phục vụ cho việc xây dựng, cải tiến và phát triển game.

Học kỹ thuật phần mềm ra làm gì (Nguồn: Internet)

Học kỹ thuật phần mềm ra làm gì (Nguồn: Internet)

Học ngành kỹ thuật phần mềm ra trường làm gì?

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn rằng học ngành kỹ phần phần mềm ra làm gì, thì hãy cùng CareerViet đi tìm câu trả lời bên dưới nhé.

Kỹ sư phần mềm cơ sở: Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, ở cấp độ Junior, thì vị trí kỹ sư phần mềm cơ sở sẽ phù hợp với bạn. Đây sẽ là giai đoạn để bạn ứng dụng những kiến thức đã được học ở trường lớp và học hỏi thêm nhiều điều mới, tích lũy thêm kinh nghiệm khi phải làm việc với các dự án và phần mềm thực tế.

Kỹ sư phần mềm cao cấp: Sau khi thành thạo công việc ở cấp độ Junior, bạn có thể cân nhắc để chuyển lên cấp độ Senior với vị trí kỹ sư phần mềm cao cấp. Nhiệm vụ chính của vị trí này là hỗ trợ đào tạo các kỹ sư cấp Junior hoặc quản lý một nhóm kỹ sư nhỏ. 

Bên cạnh việc làm việc với các dự án phần mềm, cấp độ Senior còn được tiếp cận với các yếu tố liên quan đến kinh doanh như ngân sách của dự án hay các mục tiêu lớn hơn của doanh nghiệp.

● Trưởng nhóm kỹ thuật: Vị trí trưởng nhóm sẽ đảm nhận việc quản lý một nhóm các chuyên gia tham gia vào việc xây dựng, thiết kế và phát triển phần mềm với quy mô lớn, sau đó báo cáo tiến độ làm việc cho cấp cao của doanh nghiệp.

(Còn tiếp)

Nhân viên triển khai phần mềm làm gì? Mô tả công việc chi tiếtNhân viên triển khai phần mềm làm gì? Mô tả công việc chi tiết

Công việc cụ thể của nhân viên triển khai phần mềm là gì? Cần trang bị những kỹ năng gì để trở thành một nhân viên phần mềm chuyên nghiệp? Cùng theo dõi bài viết sau đây của CareerBuilder để có những giải đáp chi tiết nhé!

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0