Phóng to |
Giá vé máy bay nội địa tăng cao, các hãng du lịch kêu trời! Trong ảnh: khách du lịch nội địa đi máy bay VNA - Ảnh: T.T.D. |
Theo đó, các mức giá vé trên những đường bay nội địa sẽ được các hãng hàng không xây dựng trên cơ sở khung giá cước vận chuyển chia theo giới hạn 5 cự ly đường bay và mức giá cao nhất tăng 20% so với mức giá hiện tại (hạng phổ thông) và không quá 5% đối với hạng thương gia.
Chặng bay (một chiều)<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> |
Giá tối đa hiện nay chưa bao gồm 10% thuế VAT, lệ phí (triệu đồng/chiều) |
Giá tối đa bán sau ngày 15-12 chưa bao gồm 10% thuế VAT, lệ phí (triệu đồng/chiều) |
Giá tối đa được bán từ ngày 1-1-2012 chưa bao gồm 10% thuế VAT, lệ phí (triệu đồng/chiều) |
TP.HCM - Ðà Nẵng |
1,481 |
1,777 |
2,3 |
TP.HCM - Hà Nội |
2,227 |
2,69 |
3,84 |
Phú Quốc - Hà Nội |
2,727 |
3,273 |
4,725 |
Sẽ có nhiều mức giá
Như vậy từ ngày 15-12, mức giá cao nhất đường bay TP.HCM - Hà Nội có thể là 2,69 triệu đồng/vé (chưa kể thuế và phụ phí). Quyết định do Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu ký cũng cho biết sang năm 2012, các hãng hàng không sẽ được bán vé mức tối đa là 3.000 đồng/km bay.
Theo đó, mức giá vé máy bay tối đa cho đường bay TP.HCM - Hà Nội (1.280km) sẽ là 3,84 triệu đồng/chiều (chưa kể 10% thuế và phụ phí), đường bay xa nhất là Hà Nội - Phú Quốc, Hà Nội - Côn Đảo do Hãng hàng không Air Mekong khai thác sẽ có mức giá cao hơn tối đa 20% mức giá 3,84 triệu đồng.
Trả lời câu hỏi vì sao các hãng hàng không tiếp tục đề nghị tăng giá vé các chặng nội địa, trong khi tháng 4-2011 giá vé vừa được nâng lên mức trần mới cao hơn mức cũ trung bình gần 23%, đại diện các hãng hàng không cho rằng nhằm đảm bảo kinh doanh có lãi. Hơn nữa đề xuất tăng giá vượt trần này chỉ được thực hiện trong các khoảng thời gian cao điểm như dịp tết, hè.
Đại diện Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) cho biết bên dưới sẽ còn nhiều mức giá khác thấp hơn.
Ngay sau thông báo của Bộ Tài chính ban hành, VNA thông báo sẽ tăng 15% mức tăng tối đa trên đường bay giữa TP.HCM và Hà Nội, Đà Nẵng; trên đường bay đến các địa phương có cự ly ngắn có thể linh hoạt sử dụng các phương tiện giao thông khác áp dụng mức tăng tối đa 20%.
Phóng to |
Giá vé Vietnam Airlines sắp tới sẽ tăng cao - Ảnh: NAM KHÁNH |
Công ty du lịch than trời
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện các hãng hàng không Air Mekong, Jetstar Pacific, VietJet Air đều khẳng định sẽ nâng mức giá vé các chặng đường bay nội địa của mình, nhưng từ chối thông tin mức tăng cụ thể là bao nhiêu phần trăm. Các hãng cho biết họ phải xem mức giá của VNA công bố cụ thể như thế nào rồi mới theo đó để lên kế hoạch bán vé cho khách.
Các công ty du lịch khi nhận được thông tin này thì thật sự đứng ngồi không yên. Trưởng phòng du lịch nội địa Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist Trần Quốc Bảo cho biết đây thật sự là một tin sốc với các công ty du lịch nội địa.
Theo ông Bảo, nhiều tour nội địa đã lên giá bán, một lượng khách đã đăng ký, đóng tiền mua tour với giá tăng 5-15% so với ngày thường, giờ những khách chưa đăng ký mua tour liệu họ có chấp nhận nổi mức giá còn tăng hơn trước?
Bà Bùi Viết Thủy Tiên, giám đốc Công ty du lịch lữ hành quốc tế Asian Trails, thì thật sự không biết phải giải quyết thế nào vì giá tour công ty đã ký hợp đồng với đối tác nước ngoài cho đến hết năm 2012, thậm chí nhiều đối tác còn ký đến tháng 3-2013.
Giá nhiều mặt hàng sữa tăng tối đa đến 19%. Bộ Tài chính đã tiếp nhận được hồ sơ đăng ký tăng giá của bốn doanh nghiệp, trong đó có sản phẩm sữa của các hãng Mead Johnson, Abbott và Nestlé. Đây là thông tin được ông Nguyễn Anh Tuấn, phó cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), cho Tuổi Trẻ biết ngày 7-12. Ông Tuấn cho biết cụ thể cao nhất là mức tăng của Công ty Mead Johnson với 18-19%. Mead Johnson đăng ký tăng giá ba sản phẩm trên 35 dòng sản phẩm như Anfalac loại 400 gam, Lactofree powder 400 gam, Prgestimil lipid powder 400 gam từ ngày 1-12. Công ty TNHH Dược phẩm 3A chuyên phân phối sữa của Hãng Abbott với mức đăng ký tăng là 9% của 31/33 sản phẩm. Công ty Nestlé VN đăng ký tăng 7/27 sản phẩm với mức tăng từ 2-10% từ ngày 20-12. Ghi nhận trên thị trường sữa hiện nay cho thấy nhiều cửa hàng cho biết đã nhận được thông báo tăng giá từ các đại lý của một số hãng sữa như Abbott, Vinamilk, XO... nhưng cũng có cửa hàng cho biết ngoài sữa Abbott tăng thì chưa nhận được thông tin tăng giá của các hãng khác. Trong khi đó, bà Bùi Thị Hương - giám đốc đối ngoại Công ty cổ phần Sữa VN (Vinamilk) - khẳng định công ty đã cam kết thực hiện chương trình bình ổn giá với TP đến hết năm nay nên không tăng giá bất kỳ sản phẩm nào. Nguyên nhân các doanh nghiệp đề nghị tăng giá, theo ông Tuấn, là do chi phí lương tăng, cộng thêm tác động tỉ giá, nguyên liệu đầu vào, sắp xếp lại mã số thuế khi khai báo hải quan. Tuy nhiên, giá nguyên liệu sữa tăng bao nhiêu, tác động đến giá sữa như thế nào thì ông Tuấn cho biết không thể tiết lộ được. Lý do là đảm bảo thông tin cho doanh nghiệp do cạnh tranh. Song một lý do mà có thể gây giá sữa trong nước đứng hàng giá cao so với giá bán ở các nước trong khu vực, ông Tuấn nhận định có thể do sữa được nhập về VN phải có thêm những chất khác mà sữa bán ở các thị trường khác không có. Trao đổi với Tuổi Trẻ về việc giá sữa ở VN tiếp tục tăng do các nhà sản xuất đã bổ sung thành phần đặc thù cho thị trường VN, cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Công Khẩn cho rằng đây là lý do không thuyết phục. Ông Khẩn cho biết vấn đề giá sữa ở mức cao và liên tục tăng đã được bàn thảo nhiều lần, chưa tìm được biện pháp khống chế, không thể đổ cho vấn đề thành phần. Sữa trên thị trường VN cũng như nước ngoài luôn đảm bảo thành phần như chất đạm, béo, tỉ lệ chất xơ, các chất bổ sung ARA, DHA, taurin... |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận