22/07/2022 10:26 GMT+7

Ghép thận tự thân cứu sống bệnh nhân bị biến chứng khi tán sỏi thận

NHẬT LINH
NHẬT LINH

TTO - Một bệnh nhân bị tổn thương mất gần hoàn toàn niệu quản thận trái, biến chứng khi tán sỏi thận được cứu sống nhờ phương pháp ghép thận tự thân.

Ghép thận tự thân cứu sống bệnh nhân bị biến chứng khi tán sỏi thận - Ảnh 1.

Các chuyên gia ở Bệnh viện Trung ương Huế chụp cắt lớp phần thận tổn thương của bệnh nhân trước khi tiến hành ca phẫu thuật - Ảnh: THƯỢNG HIỂN

Sáng 22-7, tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhân bị tổn thương mất gần hoàn toàn niệu quản thận trái, biến chứng khi tán sỏi thận nhờ phương pháp ghép thận tự thân. 

Đây là ca ghép thận tự thân thành công thứ 2 tại khu vực miền Trung.

Trước đó, bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân nam (58 tuổi) chuyển tuyến từ một bệnh viện ở Quảng Bình vào với chẩn đoán tổn thương mất gần hoàn toàn niệu quản trái. 

Bệnh nhân sau nội soi ngược dòng tán sỏi niệu quản trái đã được dẫn lưu thận trái ra da và sỏi thận phải tái phát.

Bệnh nhận này được chẩn đoán sỏi niệu quản trái và sỏi thận phải tái phát, được nội soi tán sỏi niệu quản trái tại một bệnh viện tuyến dưới. Tuy nhiên, quá trình tán sỏi đã xảy ra biến chứng gây tổn thương mất gần hoàn toàn niệu quản.

Tại Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh nhân được khám, làm xét nghiệm, chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu có thuốc cản quang.

Các chuyên gia nhận định đây là một trường hợp đặc biệt, niệu quản trái bị mất đoạn gần hoàn toàn, chức năng thận trái còn tốt, còn sỏi trong đoạn niệu quản còn lại.

Các bác sĩ quyết định ghép thận tự thân để giữ lại thận trái cho bệnh nhân. Ghép thận tự thân là phương pháp lấy một bộ phận trong cơ thể bệnh nhân để tạo hình những bộ phận bị tổn thương và ghép vào thận. Phương pháp này giúp bệnh nhân giảm rất nhiều chi phí điều trị.

Thận phải có một viên sỏi bể thận có nguy cơ gây tắc nghẽn đường tiểu, nên được nội soi đặt thông niệu quản phải.

Ca phẫu thuật được thực hiện trong 4 giờ đồng hồ. Sau khi được đưa ra ngoài, đoạn niệu quản còn lại của thận trái còn khoảng 5cm, có sỏi ở đoạn cuối và phù nề nhiều xung quanh, có một động mạch và một tĩnh mạch.

Thận trái được tưới rửa ở nhiệt độ thấp để bảo toàn chức năng cũng như tránh gây thêm tổn thương. Quả thận được ghép vào vị trí hố chậu đối bên.

Đây là trường hợp ghép thận tự thân thứ 2 tại miền Trung cũng như tại Bệnh viện Trung ương Huế, sau ca ghép thận tự thân đầu tiên được thực hiện năm 2020. 

Ghép thận tự thân - cơ hội đặc biệt cho người bệnh thận Ghép thận tự thân - cơ hội đặc biệt cho người bệnh thận

TTO - Lần đầu tiên Bệnh viện Trung ương Huế đã phẫu thuật thành công một ca ghép thận tự thân, mở ra nhiều cơ hội điều trị cho các bệnh nhân bị tổn thương thận thay vì phải ghép cắt bỏ hoặc ghép thận ở khu vực miền Trung.

NHẬT LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên