20/03/2024 10:26 GMT+7

Đừng để cho vay nặng lãi được hợp pháp hóa

Chuyện một người nợ ngân hàng 8,5 triệu đồng, sau 11 năm bị đòi tới 8,8 tỉ đồng đang gây xôn xao dư luận. Ở góc độ pháp lý, thanh toán bằng thẻ tín dụng là thực hiện hợp đồng vay tài sản.

Kiểu tính lãi khiến số tiền vay gốc chỉ vài triệu đồng tăng lên thành vài tỉ trong hơn chục năm và kiểu tính đó mang đầy đủ tính chất của một điều khoản không công bằng - Ảnh minh họa

Kiểu tính lãi khiến số tiền vay gốc chỉ vài triệu đồng tăng lên thành vài tỉ trong hơn chục năm và kiểu tính đó mang đầy đủ tính chất của một điều khoản không công bằng - Ảnh minh họa

Các tính toán cho ra kết quả tồn nợ như trên chỉ có thể dựa vào thỏa thuận giữa các bên hoặc quy định của pháp luật hoặc cả hai.

Vấn đề đặt ra là quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên như thế nào mà việc áp dụng lại cho ra một kết quả như trên, khiến tất cả mọi người đều bị sốc.

Bộ luật Dân sự ấn định mức trần lãi suất là 20% trên một năm đối với khoản tiền vay. Bộ luật cũng quy định rằng chỉ có thể phá trần lãi suất bằng một luật khác chứ không thể bằng một văn bản lập quy của cơ quan hành pháp, quản lý.

Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể điều chỉnh trần lãi suất này, bằng một nghị quyết hoặc pháp lệnh, nhưng phải báo cáo Quốc hội trong kỳ họp gần nhất.

Quy định của luật chung đã rành rành và cho đến nay chưa có một "luật khác" nào chính thức quy định trần lãi suất cao hơn hoặc bỏ luôn trần lãi suất do luật chung ấn định.

Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành chỉ quy định tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất theo quy định của pháp luật.

Trong điều kiện chẳng có pháp luật nào khác quy định gì đặc biệt thì một cách hợp lý, quy định về trần lãi suất của Bộ luật Dân sự chi phối toàn bộ đời sống xã hội.

Tuy nhiên không ít ý kiến cho rằng lãi suất cho vay của ngân hàng không chịu sự chi phối của luật chung. Với ý kiến này, lãi suất vay tiêu dùng của ngân hàng đang bị thả nổi và hậu quả là câu chuyện gây ồn ào mấy ngày nay.

Hợp đồng vay tiêu dùng giao kết với ngân hàng mang hai đặc điểm: thứ nhất, đó là hợp đồng theo mẫu; thứ hai, đó là hợp đồng với người tiêu dùng.

Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều có quy định không cho phép đưa vào hợp đồng theo mẫu những điều khoản quy định việc chế tài theo hướng bất lợi hơn (mức bình thường) cho người tiêu dùng hoặc dẫn đến sự mất cân bằng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Nếu trong hợp đồng theo mẫu có những điều khoản như thế, trong giới học thuật gọi là "điều khoản không công bằng" (unfair terms) thì người tiêu dùng có quyền tuyên bố điều khoản đó không có hiệu lực dù hợp đồng đã được các bên giao kết đúng luật.

Kiểu tính lãi khiến số tiền vay gốc chỉ có vài triệu đồng tăng lên thành vài tỉ trong hơn chục năm và kiểu tính đó mang đầy đủ tính chất của một điều khoản không công bằng.

Luật Các tổ chức tín dụng mới được thông qua đầu năm 2024 quy định rằng tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất theo quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng.

Với quy định mới như thế thì có thể dùng pháp luật về tổ chức tín dụng để quy định về lãi suất mà không phải chú ý đến trần lãi suất được thiết lập trong luật chung như lâu nay.

Nhưng đó là chuyện sau này, khi luật mới có hiệu lực. Vả lại, quy định kiểu gì trong lĩnh vực chuyên ngành thì cũng phải bảo đảm tính thống nhất, hài hòa của toàn bộ hệ thống luật pháp.

Vụ nợ thẻ tín dụng từ 8,5 triệu thành 8,8 tỉ: Eximbank làm việc với khách hàngVụ nợ thẻ tín dụng từ 8,5 triệu thành 8,8 tỉ: Eximbank làm việc với khách hàng

Sau gần một tuần gây bão dư luận, hôm nay (19-3) ông P.H.A., chủ thẻ tín dụng của Ngân hàng Eximbank, cùng luật sư đã có buổi làm việc với lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Eximbank.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên