Trong số những tựa sách đã chuyển ngữ sang tiếng tây Tạng, phải kể đến các tác phẩm kinh điển như Brown Bear, Brown Bear, What Do You See? (Gấu nâu, Gấu nâu, Bạn thấy gì?) được viết và minh họa bởi Bill Martin Jr và Eric Carle, hay The Very Hungry Caterpillar (Chú sâu háu ăn), My Motherland (Quê mẹ), tất cả đều gắn với đời sống trẻ em Tây Tạng.
"Chúng tôi hy vọng có thể đưa văn hóa truyền thống đến trẻ nhỏ thông qua những quyển sách" - Tashi Tsering nói trong một buổi phỏng vấn gần đây với Thời Báo Hoàn Cầu (Global Times).
Bằng cách đọc những quyển sách này cùng cha mẹ, trẻ con cũng có thể đi du lịch khắp nơi trên thế giới và dần hình thành khả năng thưởng lãm vẻ đẹp của ngôn ngữ và nghệ thuật, anh cho hay.
Theo anh chia sẻ, "nor nor" nghĩa là "con cưng" trong tiếng Tây Tạng. "Tôi mong mọi người có thể dễ dàng ghi nhớ cái tên (nor nor) này, và cũng mong rằng trẻ con sẽ hiểu được tình yêu thương cha mẹ dành cho mình," anh nói.
Thư viện thiếu nhi Nor Nor ra đời năm 2020. Với diện tích sàn hơn 1.500 mét vuông, nơi đây chứa hàng nghìn quyển sách tranh dành cho thiếu nhi. Sách thiếu nhi tiếng Tây Tạng lấp đầy cả một bức tường.
Đến nay, Nor Nor đã xuất bản hơn 15 đầu sách, chúng đều được dịch sang tiếng địa phương Lhasa và được in ấn rất chỉn chu.
Theo lời chia sẻ của anh, Chú sâu háu ăn là một trong những quyển sách tranh kinh điển bán chạy nhất trên toàn cầu.
Để mang đến những ấn phẩm tiếng Tây Tạng chất lượng cao cho thiếu nhi, Tashi Tsering đã liên hệ với tác giả quyển sách và thương lượng rất nhiều lần để xin giấy phép xuất bản tác phẩm bằng tiếng Tây Tạng.
Nỗ lực của anh đã đạt kết quả như mong đợi, phiên bản tiếng Tây Tạng trở thành bản dịch lần thứ 66 của quyển sách tranh này.
Tashi Tsering cho hay, anh hy vọng trẻ em địa phương tiếp cận với sách tranh kinh điển nhiều hơn và các bậc cha mẹ cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc sách cho trẻ nhỏ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận